Dãy điện hoá của kim loạ

Một phần của tài liệu GIÁO AN HOA HOC -12 (Trang 53 - 55)

1. Cặp oxi hoá-khử của kim loại

* VD: Fe + 2H+ -> Fe2+ + H2 chất khử chất oxi hoá Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu chất khử chất oxi hoá Cu + 2Ag+ -> Cu2+ + 2Ag chất khử chất oxi hoá Fe2+ + 2e ¬ → Fe Cu2+ + 2e ¬ → Cu Ag+ + 1e ¬ → Ag dạng oxi hoá dạng khử (chất oxi hoá) (chất khử)

- Dạng khử và dạng oxi hoá có cùng một nguyên tố hoá học không? -> Thế nào là cặp oxi hoá-khử của kim loại?

- HS viết các cặp oxi hoá-khử của ví dụ

- GV phân tích VD

- HS rút ra nhận xét về tính oxi hoá của ion Fe+2 với ion Cu2+ và tính khử của kim loại Fe với kim loại Cu?

- GV phân tích VD

- HS rút ra nhận xét về tính oxi hoá của ion Cu2+ với ion Ag+ và tính khử của kim loại Cu với kim loại Ag?

- Từ hai nhận xét trên, hãy kết luận(so sánh) về tính oxi hoá của các ion Fe2+, Cu2+, Ag+ và tính khử của các kim loại Fe, Cu, Ag?

-GV nêu dãy điện hoá của kim loại và cho HS về học SGK

- HS nêu ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại?

Tổng quát: Mn+ + ne ¬ → M dạng oxi hoá dạng khử (chất oxi hoá) (chất khử)

* Khái niệm: Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng

một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá-khử của kim loại

Các cặp oxi hoá- khử trên: Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu; Ag+/Ag

Tổng quát: Mn+/M

2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá-khử

a. So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá -khử Fe2+/Fe và Cu2+/Cu

* VD: Fe tác dụng được với dung dịch CuSO4

Phương trình ion rút gọn: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ion Fe2+ không oxi hoá được Cu. Kim loại Fe khử được ion Cu2+.

* Nhận xét 1: ion Fe2+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+ và kim loại Fe có tính khử mạnh hơn kim loại Cu

b. So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá -khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag

* VD: Cu tác dụng được với dung dịch AgNO3

Phương trình ion rút gọn: Cu + 2Ag+→ Cu2+ + 2Ag

Ion Cu2+ không oxihoá được Ag. Kim loại Cu khử được ion Ag+.

* Nhận xét 2: ion Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Ag+ và kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Ag.

*Kết luận:Tính oxi hoá của ion: Fe2+ <Cu2+<Ag+

Tính khử của kim loại: Fe > Cu >Ag

3. Dãy điện hoá của kim loại

(Học SGK)

4. Ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại

Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử theo quy tắc α:

- Cho HS vận dụng xác định chiều của phản ứng giữa hai cặp oxihoá- khử Fe2+/Fe và Cu2+/Cu

- GV bổ sung và trình bày: Chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá- khử Fe2+/Fe và Cu2+/Cu trên hình vẽα

* VD: Chiều của phản ứng giữa hai cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu:

Cu2+ + Fe Fe2+ + Cu

chất oxi hoá chất khử chất oxi hoá chất khử mạnh mạnh yếu hơn yếu hơn

4. Củng cố:

Bài 1: Dãy các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr

Bài 2: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch muối Fe(NO3)2? A. Ni B. Sn

C. Cu D. Zn

Bài 3: Cho 3 cặp oxi hoá - khử Fe2+/Fe, Ag+/Ag, Pb2+/Pb. Dãy sắp xểp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hoá và giảm dần về tính khử là dãy chất nào?

A. Fe2+/Fe, Ag+/Ag, Pb2+/Pb B. Pb2+/Pb, Fe2+/Fe, Ag+/Ag C. Ag+/Ag, Pb2+/Pb, Fe2+/Fe D. Fe2+/Fe, Pb2+/Pb, Ag+/Ag

Bài 1: Đáp án C. Bài 2: Đáp án D. Bài 3: Đáp án D

5. Huớng dẫn học tập: Nghiên cứu bài mới. Làm bài tập trang 88, 89-SGK và làm thêm

trong SBT

Một phần của tài liệu GIÁO AN HOA HOC -12 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w