Hạn chế ONMTTiết

Một phần của tài liệu GA Sinh 9 (Trang 162 - 167)

I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp I Kiểm tra bài cũ:

3.Hạn chế ONMTTiết

+ Nêu các phương pháp hạn chế ONMT mà mỗi quốc gia cần chú ý thực hiện?

+ Vì sao phải tiến hành các biện pháp trên?

HS đọc thông tin SGK, liên hệ thực tế, trả lời các câu hỏi.

HS tự rút ra kết luận cần thiết

1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK

*Kết luận: Các biện pháp hạn chế ONMT - Không khí:

+ Có qui hoạch tốt và hợp lý khi xây dựng các khu công nghiệp và khu dân cư.

+ Tăng cường xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn.

+ Cần lắp đặt các hệ thống lọc bụi và xử lý khí độc trước khi thải ra môi trường.

+ Sử dụng nguyên liệu sạch

- Nguồn nước: Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công ngiệp để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

- Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: tăng cường các các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại.

- Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn: Cần quản lý chặt chẽ các chất thải rắn, chú ý tới các biện pháp phân loại, tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất.

- Tóm lại, muốn hạn chế sự ONMT thì các quốc gia phải có sự hợp tác chặt chẽ và cơ cơ cấu phát triển kinh tế hợp lý, bền vững. *Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:

- Theo em thế nào là phát triển bền vững?

- Vì sao các quốc gia cần phải phát triển bền vững?

V. Dặn dò:

- Học, trả lời câu hỏi SGK.

Ngày soạn: 05/ 4/ 2007

Bài 56 - 57: Thực hành: tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương (T1) A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Thấy được tình hình thực tế về môi trường ở địa phương từ đó có biện pháp khắc phục và bảo vệ.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, điều tra và thu thập thông tin.

3. Thái độ:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

B/ PHƯƠNG PHáp GIảNG DạY

Tổ chức hoạt động ngoại khoá, dã ngoại, viết bài thu hoạch.

C/ CHUẩN Bị:

Giáo viên: Như SGK

Học sinh: Tìm hiểu môi trường.

D/ TIếN TRìNH LÊN LớP:

I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.II. Kiểm tra bài cũ: Không II. Kiểm tra bài cũ: Không

III. Nội dung bài mới:

1/ Đặt vấn đề.

Trước thực trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường ở địa phương em có bị ảnh hưởng không? Tình hình môi trường ở đây như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ở địa phương?

2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò nội dung kiến thức GV chia nhóm, phân công địa điểm cho

từng nhóm, kiểm tra dụng cụ, tổ chức cho các nhóm quan sát, tìm hiểu môi

trường: 1. Điều tra tình hình môi trường

Hoạt động 1:

GV yêu cầu HS quan sát môi trường và ghi chép lại các loài sinh vật, các nhân tố vô sinh đã quan sát được, tìm hiểu môi trường thông qua người dân sống trong môi trường và hoàn thành bảng 56.1 - 2. HS tiến hành quan sát theo sự hướng dẫn của GV.

Hoạt động 2

HS tự chọn môi trường điều tra đã có sự tác động của con người.

+ Hoàn thành bảng 56.1 - 2.

+ Hệ sinh thái mà chúng ta quan sát có bị ô nhiễm không?

+ Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát?

+ Hãy đưa ra những biện pháp khắc phục mà theo em là phù hợp với tình hình của địa phương?

HS quan sát, ghi chép.

2.

Thu hoạch

HS hoàn thành bài thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên.

V. Củng cố:

GV nhận xét thái độ học tập của HS.

V. Dặn dò:

- Thống kê, tổng kết lại những gì đã quan sát được.

- Tự chọn cho mình một môi trường đã có sự tác động của con người để điều tra mối quan hệ giữa con người với môi trường đó?

Ngày soạn: 10/ 4/ 2007

Bài 56 - 57: Thực hành: tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương (T2) A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

Một phần của tài liệu GA Sinh 9 (Trang 162 - 167)