Ngày soạn: 08/ 12/ 2006
Bài 26: thực hành: nhận biết một vài dạng đột biến A/ MụC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Nhận biết được một số dạng đột biến hình thái ở thực vật, động vật và con người.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. - Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi.
3. Thái độ:
- Có quan điểm duy vật biện chứng. - Có ý thức trong lao động sản xuất.
B/ PHƯƠNG PHáp GIảNG DạY
Đặt và giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẩN Bị:
Giáo viên: Máy chiếu; phim trong tranh các dạng đột biến; tiêu bản, kính hiển vi. Học sinh: Sưu tầm tranh, ảnh về các dạng đột biến
D/ TIếN TRìNH LÊN LớP:
I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: Thường biến là gì? Thường biến có ý nghĩa như thế nào đối với
bản thân sinh vật và con người?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Các dạng đột biến khác với dạng gốc như thế nào? Bộ NST của dạng đột biến có gì khác bộu NST của cơ thể bình thường?
2/ Triển khai bài.
hoạt động của thầy và trò nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, chia nhóm HS: 8 em/nhóm.
1. Quan sát đặc điểm hình thái dạng gốcvà thể đột biến. và thể đột biến.
GV chiếu hình ảnh các dạng đột biến về hình thái, yêu cầu HS quan sát, so sánh với dạng gốc, nêu lên được các dạng đột biến ở người và động vật.
Cá nhân HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS quan sát tiêu bản kính hiển vi để xác định được các dạng đột biến cấu trúc NST từ đó trả lời câu hỏi: Có những loại đột biến cấu trúc NST nào?
Hoạt động 3
GV treo tranh một số dạng đột biến thể dị bội ở người và thể đa bội ở thực vật
+ Dạng đột biến có gì khác so với dạng gốc?
*Kết luận:
- Thực vật: dạng đột biến: Bạch tạng, cây thấp, bông dài, lúa có lá đòng nằm ngang, …
- Động vật: Bạch tạng (Chuột), chân ngắn (Gà),…
- Người: Bạch tạng,…
2. Quan sát bộ NST có biến đổi cấu trúc
* Kết luận: Đột biến cấu trúc NST bao gồm:
+ Mất đoạn + Lặp đoạn + Đảo đoạn + Chuyển đoạn
3. Nhận biết một số kiểu đột biến sốlượng NST lượng NST
* Kết luận:
Hoạt động 4
GV yêu cầu HS viết bản thu hoạch, hoàn thành bảng 26 SGK.
+ Đột biến thể dị bội ở cặp số 23: Bệnh Tơcnơ (OX), bệnh 3X (XXX), bệnh Claifentơ (XXY).
+ ĐB thể đa bội: Dưa hấu tam bội, dâu tằm tam bội, rau muống tứ bội. Dương liễu tứ bội,…
4. Thu hoạch
HS viết bài thu hoạch theo hướng dẫn của GV
V. Củng cố:
- GV nhận xét tinh thần chuẩn bị, thái độ học tập của HS.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị: Giâm củ khoai lang, gieo hạt lúa ở ngoài sáng và trong bóng tối; tìm cây dừa cạn, rau mác.
VI. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 08/ 12/ 2006
Bài 27: thực hành: quan sát thường biến A/ MụC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Nhận biết được một số thường biến ở một số đối tượng thường gặp. - Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- Biết được các tính chất cơ bản của thường biến.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Có quan điểm duy vật biện chứng.
- Có ý thức đúng đắn trong lao động sản xuất.
B/ PHƯƠNG PHáp GIảNG DạY
Thực hành
C/ CHUẩN Bị:
Giáo viên: Máy chiếu; phim trong tranh một số dạng thường biến. Học sinh: Mầm khoai lang cây mạ… như đã dặn.
D/ TIếN TRìNH LÊN LớP: