Củng cố: Ngôn ngữ báo chí và các đặc trưng, phong cách báo chí, kĩ năng viết bản tin, phóng sự Dặn dò: Chuẩn bị: Dàn bài đề bài viết số

Một phần của tài liệu giao-an11-chuanKTKN-hk1 (Trang 68 - 70)

Tiết 48 Tuần 13 Ngày soạn: 16.9.2010

Làm văn: TRẢ BÀI SỐ 3

A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:

- Nhận rõ ưu, khuyết điểm của bài viết. - Tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình. - Tăng thêm lòng yêu thích học văn và làm văn

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.

C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới:

I. GV chép lại đề bài lên bảng.

1.Phân tích đề: - Thể loại: Nghị luận phân tích hình tượng văn học.

- Nội dung: vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. - Phạm vi dẫn chứng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

2. Dàn ý:

a. Phần trắc nghiệm:

Câu1: B, Câu 2: D, Câu 3: D, Câu 4: B, Câu 5: C, Câu 6:D, Câu 7: A, Câu 8: A, Câu9: C, Câu 10: B, Câu 11: B, Câu 12: A-4 B-3 C-2 D-1.

b. Phần tự luận:

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.

- Phân tích nét đẹp của người anh hùng nghĩa sĩ ở các mặt: + Quan niệm về lẽ sống chết, được mất

+ Hành động thực tiến, anh dũng để thực hiện quan niệm trên.

+ Ra trận trong khi không được tập rèn, trang bị nhưng đã để lại cho giặc nhiều tổn thất + Cái chết của họ có nhiều nét bi thương nhưng không bi lụy

→ Tạo nên bức tranh công đồn sáng ngời chính nghĩa, lần đầu tiên trong văn học xây dựng thành công tượng đài người anh hùng nghĩa sĩ có nguồn gốc nông dân.

III. Nhận xét:

* Ưu điểm:

- Đa số các em đã nắm được yêu cầu của đề, biết khai thác vẻ đẹp của hình tượng. - Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học để diễn đạt ý có hiệu quả.

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng - Bố cục bài làm hợp lí.

- Biết chọn lọc những chi tiết để phân tích làm nổi rõ vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.

* Nhược điểm:

- Một số em vẫn chưa thực sự chý ý đầu tư cho bài làm, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt như: chính tả, dùng từ chưa chính xác, câu dài, nhiều mệnh đè nên ý văn rối, sai đặc biệt ở các dấu hỏi, ngã… - Vì là văn thơ cổ nên các em vẫn mắc lỗi dùng chữ khoa trương, khuôn sáo.

Một số em lúng túng trong cách diễn đạt ý: Dũng, Tú, Thương, Cường.

Một phần của tài liệu giao-an11-chuanKTKN-hk1 (Trang 68 - 70)