Câu 1: Nội dung yêu nước (cảm hứng yêu nước) trong VH giai đoạn này cũng như văn học giai đoạn trước: Trung quân ái quốc, thể hiện phong phú, đa dạng, tập trung ở phương diện: + Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc.
+ Khát vọng xây dựng một đất nước hòa bình, hạnh phúc. + Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù. + Tự hào trước chiến công, truyền thống lịch sử, biết ơn, ngợi ca những người hy sinh vì đất nước.
+ Tình yêu thiên nhiên đất nước.
- Từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX xuất hiện nội dung mới:
+ Ý thức về vai trò, trách nhiệm của người hiền tài đối với đất nước.
+ Tư tưởng canh tân đất nước.
+ Mang âm hưởng bi tráng qua sáng tác của Đồ Chiểu.
Câu 2: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện thành trào lưu vì:
- Tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp như: Truyện Kiều, chinh phụ ngâm, Hồ Xuân Hương…
- Nội dung nhân đạo chủ yếu của văn học giai đoạn này:
+ Thương cảm trước số phận con người và đồng cảm với khát vọng của họ.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm của họ.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. + Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
- Biểu hiện của cảm hứng nhân đạo:
+ Hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế.
+ Ý thức về cá nhân đậm nét hơn (quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân).
TT3: Phân tích giá trị phản ánh và
giá trị hiện thực của đoạn trích VPCT?
TT4: Những giá trị nội dung và nghệ
thuật trong thơ văn NĐC? Vì sao nói VTNSCG lần đầu tiên trong VH dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân- nghĩa sĩ?
Hết tiết 29- củng cố. HĐ2: Hướng dẫn HS ôn tập về phương pháp. HĐ3: Hướng dẫn học sinh lập bảng tổng kết theo mẫu SGK, thêm cột thể loại.
Câu 3: HS tự tìm hiểu:- Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa được khắc hoạ ở 2 phương diện: cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và thiếu sinh khí.
+ Trịnh phủ là nơi thâm nghiêm, đầy quyền uy: thể hiện ở tiếng quát, tiếng truyền lệnh, tiếng dạ ran, những con người oai vê, khúm núm, sợ sệt. Vào phủ phải qua nhiều lần cửa, có quan truyền lệnh, chỉ dẫn. thầy thuốc khám bệnh phải khúm núm, nín thở.
+ Phủ chúa cực kì giàu sang nhưng hết sức xa hoa từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt, từ vật dụng cho tới đồ ăn.
- Cuộc sống nơi phủ chúa: âm u, thiếu sinh khí bao trùm cả không gian, cảnh vật, thấm sâu vào hình hài, thể trạng con người, thiếu sức sống.
Câu 4: - Giá trị nội dung trong sáng tác của NĐC: đề cao đạo lý nhân nghĩa, nội dung yêu nước.
- Về nội dung: 2 nét riêng và lá đóng góp nổi bật cuả NĐC: + Mang tính chất đạo đức trữ tình.
+ Mang đậm sắc thái Nam bộ qua ngôn ngữ và nhân vật. - Ở hình tượng người nông dân kết hợp 2 yếu tố bi và tráng. + Bi: qua dời sống lam lũ, vất vả, đau thương, mất mát, tiếng khóc đau xót của người sống.
+ Tráng: lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, hành động anh hung, quả cảm, ca ngợi công đức người hy sinh vì nghĩa lớn. + Trước NĐC văn học dân tộc chưa có hình tượng hòan chỉnh về người nông dân – nghĩa sĩ
→ Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trở thành bất tử.