Cách so sánh:

Một phần của tài liệu giao-an11-chuanKTKN-hk1 (Trang 46 - 49)

1. Phân tích ngữ liệu: - NT so sánh quan niệm soi đường của NTT với 2 loại người:

+ Loại chủ trương cải lương hương ẩm: chỉ cần cải cách những hủ tục thì đời sống người nông dân sẽ được nâng cao.

+ Loại người hoài cổ: trở về cuộc sống thuần phác, trong sạch như xưa thì đời sống người nông dân sẽ được cải thiện.

- Mục đích: chỉ ra ảo tưởng cho 2 loại người trên để làm nổi bật cái đúng của NTT: người nông dân phải đứng lên chống lại áp

TT3: Khái quát cách so sánh và vận

dụng thao tác so sánh vào thực tế bài văn nghịluận.

Hết tiết 32- củng cố. HĐ3: Luyện tập:

TT1:HS làm bài tập luyện tập sau bài học.

TT2: So sánh tâm trạng trữ tình của

2 bài thơ.

TT3: Phân tích sự so sánh trong câu

bức bóc lột để giành quyền sống

→ Giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo CN cải lương hay khuynh hướng hoài cổ.

2.Cách so sánh:

- Đặt các đối tượng vào cùng bình diện.

- Đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

- Nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (viết)

III. Luyện tập:

Bài tập/ 81.- Nguyễn Trãi khẳng định nước Đại Việt có tất cả

những điều mà nước Trung Quốc có: văn hoá, phong tục, hào kiệt đó là điểm giống nhau.

- Nhấn mạnh điểm khác nhau:

+ Văn hoá: xưng nền văn hiến đã lâu. + Lãnh thổ: núi sông bờ cõi đã chia. + Phong tục: Bắc Nam cũng khác.

+ Chủ quyền: Triệu, Đinh, Lí, Trần gây nền độc lập, xưng đế một phương.

+ Hào kiệt: đời nào cũng có.

Đại Việt là nước tự chủ, ý đồ xâm lược, muốn nhập ĐV vào TQ là hoàn toàn trái đạo lí, không chấp nhận được.

Bài 1/116. Tâm trạng nhân vật trữ tình trong 2 bài thơ:

* Tình cảm khi về thăm quê hương trong hai bài thơ của Hạ Tri Chương và CLV:

- Giống nhau: + Cả 2 đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

+ Nghệ thuật đối khi/ lúc; đi trẻ/ về già → gói gọn vòng quay của một đời người.

+ Khi trở về cả 2 đều trở thành “người xa lạ” trên chính quê hương của mình song tình cảm đối với quê hương thì vẫn như ngày nào.

- Khác nhau:

+ Hạ Tri Chương: thành người xa lạ vì không còn ai nhận ra ông là người cùng quê. Thể thơ 6/8 thể hiện khúc nhạc lòng rười rượi, cái ngậm ngùi về tình quê thắm thiết của người sống xa quê trong khoảnh khắc mới đặt chân về.

+ CLV: trở thành người xa lạ vì quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ người xưa. Giọng điệu hóm hỉnh của thơ 7 chữ thể hiện cảm xúc tươi tắn, rắn rỏi. Thể hiện cái nhìn đầy xúc động, niềm tự hào về quê hương, xứ sở.

2 tác giả cách nhau trên 1000 năm, cảnh vật và tình cảm có nhiều thay đổi. Tuy vậy, giữa người xưa và nay vẫn có điểm tương đồng.Đọc người xưa để hiểu người nay sâu sắc hơn.

Bài 2/ 116: - Hình ảnh so sánh: Học và trồng cây:

sau: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

TT4: So sánh bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà cuả Bà Huyện Thanh Quan?

+ Ban đầu thu hoạch ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

+ Học cũng vậy, cùng với thời gian, người học sẽ có nhiều tiến bộ vượt bậc.

So sánh để nhắc nhở: nếu chăm chỉ, chịu khó, kiên trì thì nhất định sẽ thành công.

Bài 3/ 116:

- Giống nhau: Đều là thơ thất ngôn bát cú đường luật, có niêm luật hoàn chỉnh.

- Khác nhau:

+ Hồ Xuân Hương: dùng ngôn ngữ hàng ngày giản dị, có những từ hiểm hóc, chỉ một câu có nhiều từ Hán Việt “Tài tử văn nhân ai đó tá?”; phong cách bình dân, gần gũi tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc.

+ Bà Huyện Thanh Quan dùng từ ngữ Hán Việt và nhiều thi liệu quen thuộc mang tính ước lệ trong văn chương cổ điển. Phong cách trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

Bài 4/117: HS tự thực hành theo kĩ năng đã học. D. Củng cố: Kiến thức về thao tác lập luận so sánh và kĩ năng so sánh.

Dặn dò: Học bài

Tiết 33+34+35 Tuần 9 Ngày soạn: 28.8.2010

Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

Một phần của tài liệu giao-an11-chuanKTKN-hk1 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w