Củng cố: Tầm tư tưởng và nhân cách của QT qua cách cầu hiền, đặc điểm thể văn luận thuyết Dặn dò: Học bài.Chuẩn bị: Xin lập khoa luật.

Một phần của tài liệu giao-an11-chuanKTKN-hk1 (Trang 36 - 40)

Tiết 26b + 27 Tuần 7 Ngày soạn: 19.8.2010

Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT

(Nguyễn Trường Tộ)A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:

- Thấy được sự cần thiết của luật pháp trong việc thi hành các chính sách của nhà nước xưa và nay. Thấy được nghệ thuật biện luận của tác phẩm.Qua đó có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nươc hiện hành.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.

C. Tiến trình giờ dạy:1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.3. Dạy bài mới: 3. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt

HĐ1: HS tìm hiểu tiểu sử tác giả. TT1: Đọc tiểu dẫn.

TT2: Tóm tắt đôi nét tiểu sử NTT và

nêu những đóng góp của ông đối với triều đình?

Hết tiết 26b. củng cố. HĐ2: Tìm hiểu văn bản. TT1: Đọc văn bản.

TT2: Theo NTT luật bao gồm những

lĩnh vực nào? Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?

TT3: Tác giả chủ trương vua, quan và

dân phải có thái độ ntn trước luật? Vì sao ông chủ trương như vậy?

TT4: Theo NTT, nho học truyền

thống có tôn trọng pháp luật không?

TT5: TG quan niệm ntn về mqh giữa

đạo đức và pháp luật?

1. Giới thiệu tác giả:

- Nguyễn Trường Tộ (1830-1871).

- Quê: Bùi Chu, Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An. - Thông thạo cả Hán học và Tây học.

- Đóng góp nhiều bản điều trần cho nhà Nguyễn: + Kiến thức sâu sắc

+ Thấm đượm tình yêu nước.

2. Mối quan hệ giữa pháp luật với mọi người: Theo Nguyễn Trường Tộ, Luật bao gồm: Kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của Trường Tộ, Luật bao gồm: Kỷ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia.

+ Đất nước tồn tại có kỷ cương. + Trị dân có uy quyền và chính lệnh

→ Là quan hay dân đều phải học luật nước.

→ Cách đặt vấn đề trực tiếp, thẳng thắn, ngắn gọn, người nghe hiểu ngay vấn đề.

- Việc thực hành pháp luật ở các nước phương Tây:

+ Những ai nhập luật bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng → thăng chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vua và triều đình không giáng chức được người nhập luật bộ hình.

3. Thái độ của mọi người trước luật pháp: Đặt ra sự phản bác

và giải đáp:

- Luật là đức → đức lớn: chí công vô tư → đức trời → đạo làm người

Cần học luật.

- Vua và quan đều phải có ý thức trước pháp luật.

→ Luật có vai trò quan trọng đối với con người và xã hội, nó không chỉ có tác dụng cai trị xã hội mà còn là đạo đức hành vi, đạo làm người.

4. Nho học và pháp luật:

- Nho học truyền thống không tôn trọng luật pháp. - Nho giáo nói suông không có tác dụng bằng pháp luật. → Muốn làm được việc thì phải có pháp luật

5. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

Đạo đức và pháp luật phải đi liền với nhau: thi hành pháp luật tốt là đã hợp ý trời, hợp lòng dân - tức là hợp với đạo đức làm

TT6: Nhắc đến Khổng Tử và các

khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

người.

6. Nghệ thuật:

- Dùng Khổng Tử phê Nho giáo→ thủ pháp dùng gậy ông đập lưng ông

→ Lập luận vừa sâu sắc vừa chặt chẽ, ngắn gọn ít lời nhưng tính chiến đấu hùng hồn, mạnh mẽ.

D. Củng cố: Nội dung bài học.

Tiết 28 Tuần 7 Ngày soạn: 20.8.2010

Tiếng việt: THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:

- Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa.

- Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, đồng thời chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh.

- Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác..Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, hoạt động nhóm. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, hoạt động nhóm.

C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt

HĐ1: Từ lá trong câu thơ của

Nguyễn Khuyến dùng theo nghĩa gốc hay nghiã chuyển?

Xác định nghĩa của từ lá trong các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường hợp cụ thể?

HĐ2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ

phận cơ thể có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ con người.

Bài tập 1/ 74. a. – Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên. Giữa nghĩa gốc và

hình thức âm thanh của nó có mối quan hệ không có lí do: không thể giải thích được vì sao lại dùng âm thanh đó để giải thích nghĩa đó.

- Câu thơ của NK: từ được dùng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, ở trên ngọn hay trên cành cây, màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.

b. – Lá gan, lá phổi, lá lách…: + Từ lá dùng để từ chỉ bộ phận trong cơ thể có hình giống như chiếc lá.

- Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài…: dùng để chỉ những vật giống chiếc lá để ghi hoặc vẽ.

- Lá cờ, lá buồm…: Dùng để chỉ những vật giống chiếc lá, mũi nhô ra phía trước.

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền…: dùng để chỉ những vật làm bằng gỗ, cói, tre, nứa.. có hình dạng như chiếc lá.

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng…: chỉ những vật làm bằng kim loại, hình dạng mỏng như chiếc lá.

- Từ lá dùng với các nghĩa khác nhau, nhưng đều giống nhau ở đặc điểm: hình dáng mỏng, dẹt như lá cây.

- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau

Bài tập 2/ 74. HS tự đặt câu theo gợi ý của giáo viên và sáng tạo

phát huy chủ thể.

- Tay: Hắn nổi tiếng là một tay chợ đen.

- Chân: Nam là chân sút quan trọng nhất của đội bóng lớp tôi. - Miệng: Con người ấy miệng bằng tay, tay bằng miệng.

- Tim: Trong ngòi bút của Nguyễn Du chứa đựng một trái tim cảm thông sâu sắc.

- Mặt: Đây là kế hoạch phát triển nhiều mặt của công ty trong 5 năm tới.

HĐ3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ

vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.

HĐ4: Tìm từ đồng nghĩa với từ

cậy, chịu và giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với từ đó?

HĐ5: Đánh dấu trước từ ngữ thích

hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu và giải thích lý do lựa chọn.

tóm gọn bọn buôn lậu.

Bài tập 3/ 75: HS tìm từ đặt câu, phát huy tính tích cực.

- Chua: Con người như vậy mà chua ngoa đanh đá phải biết

- Cay: Thằng bé đã phải sống một cuộc sống tủi nhục trong sự cay nghiệt của mẹ kế.

- Đắng: Hạnh phúc mà chúng ta có được đã phải trải qua nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đắng cay, thử thách.

- Mặn: cô ấy có nước da đen mặn mòi của gió biển. - Ngọt: Bá Kiến nổi tiếng với lối nói ngọt nhạt.

Bài tập 4/ 75. - Từ đồng nghĩa: Nhận, nghe, vâng, nhờ, bảo

+ Bảo: mang tính mệnh lệnh.

+ Nhờ: bằng lời tác động đến người khác, mong họ giúp mình làm gì, hiệu qủa không cao, người được nhờ có thể nhận lời hoặc không nhận lời.

+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường.

+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.

- Nghĩa của từ cậy, chịu.

+ Cậy: Mang sắc thái khẩn cầu, gửi gắm, uỷ thác của Thuý Kiều đối với Thuý Vân.

+ Chịu: nhận lời không còn sự lựa chọn nào khác, là một sự hy sinh lớn lao của Thuý Vân

Bài tập 5/75.

a. Canh cánh: khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của Bác, không chỉ thể hiện tác phẩm mà còn biểu hiện con người.

- Các từ khác chỉ nói đến nỗi lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung.

b. Liên can: anh ta không có dính líu gì đến công việc này, anh ta hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì về sự việc đã xảy ra. c. - Bầu bạn: nghĩa khái quát, chỉ tập thể, mang tính khẩu ngữ. - Bạn hữu: nghĩa cụ thể chỉ người bạn thân thiết, ko phù hợp nói về quan hệ quốc gia.

- Bạn bè: nghĩa khái quát mang sắc thái thân mật. → Chọn từ bạn.

Một phần của tài liệu giao-an11-chuanKTKN-hk1 (Trang 36 - 40)