TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA A CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

Một phần của tài liệu GA SINH 6 CA NAM (Trang 47 - 48)

III. Tiến trình bài giảng: 1 Ổn định tỏ chức

TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA A CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

A. CÂY LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT I. Mục tiêu :

- Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây có hoa.

- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và bộ phận của cây để tạo thành một cơ thể toàn vẹn.

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá.

II. Phương tiện dạy học :

GV : - Tranh phóng to H36.1 SGK.

- 6 mảnh bìa, mỗi mảnh viết tên một chữ cái hoặc một chữ số : a, b, c, d, e, g; 1, 2, 3, 4, 5, 6.

HS : + Vẽ H36.1 vào vở.

+ Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây.

III. Tiến trình bài giảng :1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. KTBC

H. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

H. Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

3. Bài mới :

Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng làm bài tập ở trang 116 SGK.

- GV treo tranh câm H36.1 lần lượt cho HS lên điền :

+ Tên các cơ quan của cây có hoa. + Đặc điểm cấu tạo chính (điền chữ). + Các chức năng chính (điền số). - GV hoàn chỉnh.

H. Cơ quan sinh sản có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì ?

H. Cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào và có chức năng gì ?

H. Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan ?

- GV cho HS trao đổi kết luận.

- HS đọc bảng lựa chọn mục tương ứng. - HS lên điền trên tranh câm.

- HS khác nhận xét.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét.

- Trao đổi toàn lớp kết luận.

* Tiểu kết :

Hoạt động 2 : Sự thống nhất về chức năng giữa các cây có hoa

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS đọc ở mục 2 :

H. Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng ?

H. Lấy ví dụ chứng minh khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác. Gợi ý : Rễ hút nước lá quan hợp.

H. Giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt. - GV nhận xét.

- HS đọc và nghiên cứu .

- HS thảo luận và nêu mối quan hệ : Rễ, thân, lá. - Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS suy nghĩ giải thích. - Đại diện lớp trình bày.

* Tiểu kết :

- Các cơ quan của cây có hoa có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng tới nhau. - Tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây.

4. Củng cố

Cho HS giải ô chữ trong SGK trang 118.

5. Dặn dò

- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.

- Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa mạc, ở nơi lạnh.

************************************

Ngày thiết kế: Tuần:

Ngày dạy: Tiết: 44

Một phần của tài liệu GA SINH 6 CA NAM (Trang 47 - 48)