TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤ M:

Một phần của tài liệu GA SINH 6 CA NAM (Trang 83 - 86)

Hoạt động 3 : Nấm có ích

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS đọc thông tin trang 169 : H. Nêu công dụng của nấm. Lấy ví dụ.

 GV tổng kết về mặt có ích của nấm đi đến giới thiệu một vài nấm có ích trên thực tế.

- HS nghiên cứu  ghi nhớ các công dụng. - HS nêu được 4 công dụng.

- HS nhận dạng một số nấm có ích.

* Tiểu kết :

Như bảng 169 (SGK).

Hoạt động 4 : Nấm có hại :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS quan sát một số thực vật bị nấm : H. Nấm gây tác hại gì cho thực vật ?

- GV giới thiêu một vài nấm có gây bệnh hại cho thực vật.

- GV cho HS nghiên cứu  SGK : H. Kể một số nấm có hại cho con người. - GV cho HS nhận dạng một vài loại nấm độc. H. Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào ?

H. Muốn đồ đạc, quần áo không bị mốc phải làm gì ?

- HS quan sát.

- HS nghiên cứu thông tin.

- HS kể một số nấm có hại cho con người. - HS thảo luận các biện pháp cụ thể. - Đại diện lớp trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

* Tiểu kết :

Nấm gây ra một số tác hại như :

- Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và người. - Nấm mốc làm hỏng thức ăn và đồ dùng. - Nấm độc có thể gây ngộ độc.

* Kết luận chung :

Cho HS đọc phần kết luận chung SGK

4. Củng cố

H. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ? H. Nấm hoại sinh có vai trò gì trong thiên nhiên ? H. Kể một số nấm có ích và có hại cho con người.

5. Dặn dò

- Học bài.

- Làm bài tập 4 SGK trang 170.

************************************

Ngày thiết kế: Tuần:

Ngày dạy: Tiết: 64

Bài 52

ĐỊA Y

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc. - Hiểu được thành phần cấu tạo địa y.

- Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh. - Rèn kĩ năng quan sát, giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

II. Phương tiện dạy học:

- Địa y; Tranh hình dạng và cấu tạo địa y

III. Tiến trình bài giảng:1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. TKBC

H. Nấm có tầm quan trọng như thế nào? H. Trình bày đặc điểm sinh học của nấm.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Quan sát hình dạng cấu tạo địa y:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS quan sát mẫu+ H. 52.1,52.2: H. Mẫu địa y em lấy ở đâu?

H. Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y? H. Nhận xét thành phần cấu tạo của địa y?

- GV nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: H. Vai trò của tảo và nấm trong đời sống của địa y?

H. Thế nào là hình thức sống cộng sinh? - GV nhận xét đến kết luận.

- HS hoạt động nhóm quan sát mẫu và đối chiếu với tranh vẽ thảo luận:

Yêu cầu nêu được: - Nơi sống

- Hình dạng - Cấu tạo

- HS rút ra kết luận

- Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét bổ sung. *Tiểu kết:

- Địa y có hình vảy hoặc hình cành

- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm và tảo sống xen lẫn các tế bào tảo. Chúng sống cộng sinh với nhau:

+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.

+ Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên

Hoạt động 2:Vai trò của địa y

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, trả lời câu

H. Địa y có vai trò gì trong tự nhiên? - HS khác nhận xét bổ sung * Tiểu kết:

- Tạo thành đất

- Là thức ăn cho hươu Bắc cực.

- Là nguyên liệu chế tạo nước hoa, phẩm nhuộm.

* Kết luận chung: GV cho HS đọc phần kết luận chung SGK

4. Củng cố

H. Địa y chúng có những hình dạng gì? Chúng mọc ở đâu? H. Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì?

H. Vai trò của địa y như thế nào?

5. Dặn dò

- Học bài

-Trả lời các câu hỏi SGK

- Chuẩn bị tham quan thiên nhiên như trong SGK.

************************************

Ngày thiết kế: Tuần:

Ngày dạy: Tiết: 65

BÀI TẬP I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố lại kiến thức qua chương: Vi khuẩn, nấm, địa y. - Rèn kĩ năng làm bài tập của HS.

II. Tiến hành: (44')

- GV cho HS làm một số bài tập trong vở bầi tập sinh học 6 của nhà xuất bản giáo dục. - GV hướg dẫn HS giải:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Bài 1:

Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản (tế bào ... hoàn chỉnh). Hầu hết vi khuẩn không có ..., hoại sinh hoặc kí sinh ( trừ một số ít vi khuẩn tự dưỡng)

Vi khuẩn...rất rộng rãi trong tự nhiên và thường với số lượng lớn. Bài 2:

Quan sát hình 51.3 SGK ghi chú thích các phần của nấm. Đồng thời các em hãy vẽ hình. Bài 3:

Nấm giống và khác tảo ở điểm nào? +Giống:

+ Khác: Bài 4:

Nấm là những sinh vật ...(kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các ...có sẵn, nấm cần...và ...thích hợp để phát triển.

Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và đời sống con người. Bên cạnh những ...cũng có nhiều ...

- Xem bài đẻ ôn tập thi học kì - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Một phần của tài liệu GA SINH 6 CA NAM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w