Ổn định lớp 2 KTBC

Một phần của tài liệu GA SINH 6 CA NAM (Trang 50 - 51)

III. Tiến trình bài giảng: 1 Ổn định tỏ chức

1.Ổn định lớp 2 KTBC

2. KTBC 3. Bài mới

Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của tảo

a/ Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống. - GV hướng dẫn HS quan sát một sợi tảo xoắn phóng to trên tranh.

H. Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào ? H. Vì sao tảo xoắn có màu lục ?

GV giảng giải :

+ Tên gọi tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa chất diệp lục.

- Cách sinh sản của tảo xoắn là sinh sản sinh dưỡng tiếp hợp.

- GV chốt lại vấn đề.

H. Nêu rõ đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn. - GV nhận xét.

- Các nhóm quan sát mẫu tảo xoắn ngoài tự nhiên. - HS quan sát tranh nhận xét về :

+ Tổ chức cơ thể. + Cấu tạo tế bào. + Màu sắc của tảo. - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét.

- Gọi vài HS phát biểu kết luận.

* Tiểu kết a :

Cơ thể tảo xoắn là 1 sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật.

b/ Quan sát rong mơ (tảo nước mặn)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ. - GV cho HS quan sát tranh rong mơ.

H. Rong mơ có cấu tạo như thế nào ?

H. So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây bàng. Tìm điểm giống nhau và khác nhau. H. Vì sao rong mơ có màu nâu ?

- GV giới thiệu cách sinh sản của rong mơ rút ra nhận xét : Thực vật bật thấp có đặc điểm gì về cấu tạo, sinh sản.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa rong mơ và cây bàng.

+ Giông nhau : Hình dạng giông một cây.

+ Khác nhau : Rong mơ chưa có rễ, thân, lá thật sự. - HS trao đổi nhóm rút ra kết luận.

* Tiểu kết b :

Tảo là thực vật bật thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục và chưa có rễ, thân, lá thật sự.

Hoạt động 2 : Một vài loại tảo thường gặp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV giới thiệu một số tảo khác.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 124 SGK nhận xét hình dạng của tảo qua hoạt động 1 và 2 có nhận xét gì về tảo nói chung ?

- HS quan sát tảo đơn bào, tảo đa bào.

- HS nhận xét sự đa dạng của tảo về hình dáng, cấu tạo, màu sắc.

Hoạt động 3 : Vai trò của tảo

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV nêu vấn đề :

H. Tảo sống ở nước có lợi gì ? H. Với đời sống của tảo có lợi gì ? H. Khi nào tảo có thể gây hại ? - GV nhận xét.

- HS thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét về vai trò của tảo đối với thiên nhiên và đời sống của con người.

* Tiểu kết :

- Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật dưới nước.

- Một số tảo dùng làm thức ăn cho người và gia súc, dùng làm thuốc, …

- Một số tảo có hại : Gây hiện tượng nước nở hoa, hạn chế sự đẻ nhánh của lúa.

*Kết luận chung :(2’)

Cho HS đọc phần kết luận chung SGK

4. Củng cố

Đánh dấu X vào câu trả lời đúng : Tảo là thực vật bật thấp vì :

a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. b. Sống ở nước.

c. Chưa có rễ, thân, lá thật sự.

Sau khi tìm hiểu về tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung ?

5. Dặn dò

- Học bài. - Làm bài tập 5 SGK. - Soạn bài cây rêu, tìm cây rêu tường.

************************************

Ngày thiết kế: Tuần:

Ngày dạy: Tiết: 46

Một phần của tài liệu GA SINH 6 CA NAM (Trang 50 - 51)