III. Tiến trình bài giảng 1 Ổn định lớp
A/ MỐC TRẮNG VÀ NẤM RƠM I Mục tiêu :
I. Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng. - Phân biệt được các phần của một nấm rơm.
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản). - Rèn luyện kỹ năng quan sát.
II. Phương tiện dạy học :
- Tranh : H51.1 và 51.3 (SGK) - Mẫu : Mốc trắng, nấm rơm.
- Kính hiển vi : Phiến kính, kim mũi nhọn.
III. Tiến trình bài giảng :1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. KTBC
H. Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên ?
H. Tại sao thức ăn bị ôi thiêu ? Muốn giữ cho thức ăn không bị ôi thiêu phải làm như thế nào ?
3. Bài mới :
I. MỐC TRẮNG
Hoạt động 1 : Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho HS hoạt động nhóm lấy mẫu quan sát mốc trắng dưới kính hiển vi : Về hình dạng, màu sắc, cấu tạo, vị trí của túi bào tử. - GV cho HS thảo luận lớp => đáp án.
- HS hoạt động nhóm quan sát vật mẫu, đối chiếu tranh.
=> nhận xét về hình dạng và cấu tạo. - Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin về dinh dưỡng.
* Tiểu kết :
- Hình dạng : Dạng sợi phân nhiều nhánh.
- Mốc trắng : Sợi mốc không màu, trong suốt, không có diệp lục.
- Cấu tạo : Sợi mốc có chất tế bào và nhiều nhân nhưng có vách ngăn giữa các tế bào. - Dinh dưỡng : Hoại sinh.
- Sinh sản vô tính bằng bào tử.
Hoạt động 2 : Làm quen một vài loại mốc khác :
* Tiểu kết :
Các loại mốc khác : Mốc tương, mốc rượu, mốc xanh, …
II. NẤM
Hoạt động 3 : Quan sát hình dạng và cấu tạo của nấm rơm :
.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát mẫu vật đối chiếu tranh vẽ H51.3 :
H. Phân biệt được các phần của nấm. - GV gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng thành phần của nấm.
- GV hướng dẫn lấy một phiến mỏng ở mũ nấm đặt quan sát dưới kính hiển vi để quan sát bào tử.
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo của mũ nấm : - GV nhận xét và chốt kiến thức.
- GV gọi 1 HS đọc phần thông tin SGK. H. Nấm dinh dưỡng bằng cách nào ? - GV nhận xét.
- HS quan sát vật mẫu nấm rơm phân biệt : + Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm.
+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm. - Đại diện 1 – 2 HS chỉ trên tranh vẽ. - HS quan sát bào tử.
- HS nhắc lại. - HS lắng nghe.
- HS đọc phần trả lời câu hỏi : - Đại diện lớp trình bày.
- HS khác nhận xét.
* Tiểu kết :
Nấm gồm những sợi không màu có câu tạo gồm : Sợi nấm, mũ nấm (cơ quan sinh sản). - Dưới mũ nấm có nhiều bào tử.
- Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân, không có diệp lục. * Kết luận chung :
Cho HS đọc phần kết luận chung SGK
4. Củng cố
H. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào ? H. Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?
H. Nấm khác và giống và khác tảo ở đặc điểm nào ?
5. Dặn dò
- Học bài.
- Xem trước bài : Nấm (tt).
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV dùng tranh giới thiệu mốc xanh, mốc tương, mốc rượu.
H. Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng.
- GV có thể giới thiệu quy trình làm tương hay làm rượu để HS biết.
- HS quan sát H51.2 nhận biết mốc xanh, mốc tương, mốc rượu.
- Nhận biết các loại mốc này trong thực tế. + Mốc tương có màu vàng hoa cau + làm tương. + Mốc rượu có màu trắng + làm rượu.
- Đọc mục : “Em có biết ?”
************************************
Ngày thiết kế: Tuần:
Ngày dạy: Tiết: 63
NẤM (tt)