LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦAQUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Tính tất yếu khách quan của sự hình thành và phát triển của cácquan hệ kinh tế quốc tế quan hệ kinh tế quốc tế
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học - công nghệ và các quan hệ thị trường, các quan hệ kinh tế quốc tế không ngừng phát triển.
Nền kinh tế thế giớí ngày nay có những bước phát triển mới cả về quy mô, cơ cấu, phương thức và cơ chế vận hành... Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao ngày càng tăng, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp ngày càng giảm. Thành phẩm công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với sản phẩm sơ chế; tỷ trọng nhiên liệu tăng cao, sản phẩm máy móc tăng rất nhanh so với các loại hàng hoá khác. Phương thức thương mại quốc tế ngày càng phong phú, các quan hệ kinh tế thế giới ngày càng đa dạng : toàn cầu và khu vực, đa phương và song phương... Sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt. Trong khi hợp tác, các nước tư bản phát triển đều sử dụng mọi thủ đoạn cạnh tranh để giành giật thị trường, khống chế thị trường, thông qua các công ty xuyên quốc gia để xâm nhập thị trường nước khác. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với khoa học - công nghệ phát triển, sự phân công quốc tế đã có thay đổi rất lớn về hình thức, chủ yếu được thể hiện ở sự phân công giữa các ngành từng bước chuyển sang phân công nội bộ ngành, do đó thương mại trong các ngành phát triển rất mạnh. Đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia đã phát triển nhanh chóng sau chiến
tranh. Sự giao dịch trong nội bộ công ty xuyên quốc gia (giữa công ty mẹ và các công ty con ở nước ngoài giao dịch với nhau) chiếm khoảng 40% tổng khối lượng giao dịch quốc tế. Theo dự báo, cùng với cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và cùng với tiến bộ và khoa học - công nghệ, hoạt động thương mại trong nội bộ ngành sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thương mại thế giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Hàng hoá của một nước có thể chen chân vào thị trường quốc tế được hay không, trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào nước đó áp dụng công nghệ tiến bộ như thế nào vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nâng cấp và thay đổi thế hệ hàng hoá. Từ thập niên 80 đến nay, trên thị trường thế giới, thương mại công nghệ phát triển nhanh chóng, cứ 10 năm lại tăng lên gấp bốn lần, vượt xa tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hoá. Thương mại công nghệ phát triển theo ba xu hướng:
+ Do tích luỹ tư bản đã đạt đến trình độ rất cao và sự tiến bộ rất nhanh chóng của công nghệ, việc xuất khẩu công nghệ từ các nước tư bản phát triển trở thành tất yếu. Các nước đang phát triển là các nước nghèo, lạc hậu có nhu cầu thu hút không chỉ vốn mà cả công nghệ của nước ngoài để phát triển sản xuất, mở rộng kinh tế đối ngoại.
+ Xuất khẩu bằng sáng chế, phát minh, giấy phép, bản vẽ thiết kế, tổ chức quản lý ... sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
+ Cạnh tranh gay gắt trong thị trường thương mại công nghệ. Trong cuộc cạnh tranh ấy, các công ty xuyên quốc gia của các nước tư bản phát triển giữ vai trò chính.
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang phát triển theo hướng khu vực hoá, do những nhân tố sau đây chi phối:
+ Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Cục diện thế giới thay đổi từ hai cực sang đa cực, tương quan sức mạnh trong nền kinh tế thế giới cũng thay đổi rõ rệt. Tây Âu và Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng, mâu thuẫn và cạnh tranh giữa Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu ngày càng gay gắt. Trong tình hình ấy, để tăng cường thực lực của mình, châu Âu, Mỹ lần lượt tiến theo con đường tập đoàn hoá khu vực. Nhật Bản cũng đang tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để duy trì lợi ích của mình và cũng cố vị trí của mình trong đàm phán, nhiều nước đang phát triển cũng tổ chức các chế độ liên minh kinh tế khu vực. Để đảm bảo sự ổn định và phát triển hài hoà, các nước tư bản phát triển cũng cần phải xây dựng thị trường chung có tính chất khu vực nhằm điều hoà ngành sản xuất và thương mại của các nước.
+ Khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu ngành trên quy mô thế giới. Những tranh chấp quốc tế mới như dịch vụ, quyền sở hữu tài sản, trợ thuế ... ngày càng gia tăng. Vì vậy, các nước có tiềm lực kinh tế lớn muốn lợi dụng hiệp nghị thương mại song phương để gây sức ép trong đàm phán thương mại đa phương và ra sức lấy đó làm mẫu mực ký hiệp định thương mại tự do với các nước có liên quan.
Xu thế kinh tế khu vực hoá ngày càng có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh tế thương mại thế giới, làm cho hướng chuyển dịch vốn và công nghệ trên phạm vi thế giới có thay đổi lớn. Điều này vừa đem lại cơ hội cho sự phát triển thương mại và kinh tế thế giới, vừa có ảnh hưởng bất lợi đối với nhiều nước, nhất là các nước nằm ngoài khu vực.
2. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là xu thế phát triển tất yếu kháchquan của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. quan của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay.
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các quốc gia.
Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển không đều về trình độ công nghệ giữa các nước ... Đối với các nước nghèo, lạc hậu, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế còn xuất phát từ yêu cầu sử dụng các lợi thế so sánh sao cho có hiệu quả, tranh thủ những thành tựu về khoa học - công nghệ, khả năng quản lý, khả năng về vốn ... từ bên ngoài để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển.
Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại trong mấy chục năm gần đây làm cho nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế có những bước phát triển và thay đổi to lớn.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và đẩy nhanh quá trình hình thành nền kinh tế thế giới như một chỉnh thể có nhiều quốc gia tham gia, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau, hình thành thị trường quốc tế với mức giá cả chung chi phối mọi hoạt động buôn bán quốc tế. Toàn bộ những diễn biến đó có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Thông tin liên lạc và giao thông hiện đại phát triển mạnh mẽ đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các nước, các khu vực, làm cho quá trình giao lưu, liên kết, phân công và hiệp tác quốc tế giữa các quốc gia diễn ra với tốc độ nhanh chóng và ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Việc quốc tế hoá sản xuất và đời sống diễn ra khá sôi động trong mấy thập niên gần đây, được biểu hiện ở các khía cạnh sau:
- Sự phân công và hiệp tác quốc tế giữa các nước ngày càng phát triển. Ngày nay, nhiều sản phẩm quan trọng mặc dù được đăng ký ở một nước, nhưng tham gia chế tạo có nhiều công ty của nhiều nước. Thí dụ, sản xuất máy bay Boeing có tới 650 công ty của trên 30 nước tham gia; sản xuất ô tô Ford có tới 165 công ty đặt ở 20 nước tham gia...
- Sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước ngày càng tăng. Sự chuyên môn hoá, hiệp tác hoá sản xuất dẫn đến kết quả làm cho các nước phụ thuộc vào nhau ngày càng chặt chẽ ở nhiều mặt: nguyên liệu, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, vốn đầu tư, lao động ... Điều đó vừa làm cho các nước phụ thuộc vào nhau, vừa lợi dụng lẫn nhau để phát huy thế mạnh, khắc phục thế yếu của mình, sản xuất những sản phẩm mà mình có ưu thế và mua các sản phẩm mà mình chưa có khả năng sản xuất được hoặc nếu tự sản xuất được thì chi phí sản xuất cá biệt sẽ rất cao.
- Sự hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất và chi phí sản xuất quốc tế. Hệ thống giao thông thế giới gồm đủ các ngành: đường biển, đường sông, đường ô tô, đường sắt và đường hàng không. Mỗi dạng phương tiện đều có những tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động khác nhau như các tiêu chuẩn về đường ô tô, bến cảng, sân bay, kho bãi, hệ thống tín hiệu, hệ thống luật... Ngày nay, các tiêu chuẩn đó đã và đang được quốc tế hoá. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước. Cùng với hệ thống giao thông, mạng lưới thông tin, liên lạc cũng được quốc tế hoá.
Quốc tế hoá đời sống kinh tế còn biểu hiện ở sự hình thành chi phí sản xuất quốc tế, giá cả quốc tế. Mỗi nước đều có các điều kiện sản xuất khác nhau nên sản xuất ra cùng một loại hàng hoá sẽ có chi phí sản xuất khác nhau. Thí dụ, nước ta sản xuất ra một tấn cao su rẻ hơn ở châu Âu; ngược lại, ở châu Âu sản xuất ra máy bay rẻ hơn ở các nước đang phát triển. Dựa vào chi phí sản xuất quốc tế, các nước tìm cách khai thác các thế mạnh của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao trong quan hệ quốc tế.