CÁC HÌNH THỨC THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 99 - 101)

ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Tiền lương

Tiền lương là thu nhập bằng tiền của người lao động, là kết qủa của phân phối theo lao động hoặc phân phối theo giá trị sức lao động.

Ở tất cả các nước, trong khu vực hành chính, sự nghiệp, Nhà nước trực tiếp trả lương cho người lao động. Do đó, tiền lương của người lao động ở khu vực này trực tiếp phụ thuộc vào chính sách tiền lương của nhà nước.

Trong các thành phần kinh tế: tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài... tiền lương được xác định bởi các quy luật thị trường. Như trên đã trình bày, do sự tác động của các quy luật thị trường, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là tất yếu. Để hạn chế sự bất bình đẳng đó, đảm bảo đời sống của người lao động, việc thực hiện chính sách tiền lương của nhà nước là cần thiết. Chính sách tiền lương cần phải điều tiết mức tiền lương, dù ở thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân hay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài..., theo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tức là tiền lương phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người lao động về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh... Đối với lao động giản đơn, tiền lương phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của người lao động ở mức tối thiểu. Mức tối thiểu của những nhu cầu cơ bản đó thay đổi tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ văn minh mà xã hội đạt được.

Thứ hai, tiền lương phải căn cứ vào chất lượng lao động hoặc chất lượng sức lao động, tức là phải tương xứng với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của người lao động. Trả lương theo thời gian phải đặc biệt chú ý tới nguyên tắc này.

Thứ ba, mức tăng tiền lương phải chậm hơn mức tăng năng xuất lao động. Sở dĩ như vậy vì tiền lương là kết qủa của sản xuất, do đó phụ thuộc vào sản xuất, vào năng suất lao động.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, là chủ thể độc lập trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp trực tiếp trả lương cho người lao động. Do đó, mức tiền lương phụ thuộc vào các nhân tố thị trường, vào sự cạnh tranh giữa người mua (doanh nghiệp) và người bán (người lao động). Khi tiền lương không ổn định hoặc giảm sút, đời sống người lao động bị ảnh hưởng xấu. Điều đó đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính sách tiền lương.

2. Lợi nhuận

Là hình thức thu nhập có được từ các hoạt động đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là thu nhập của chủ doanh nghiệp. Mức lợi nhuận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, điều kiện thị trường, các chính sách kinh tế của nhà nước ... Lợi nhuận là động lực hết sức quan trọng của các doanh nghiệp. Để đạt mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm... Do đó, lợi nhuận là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Bởi vậy, đây là hình thức thu nhập cần được tôn trọng.

Trong cơ chế thị trường, các hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh độc lập. Ngoài thu nhập từ lao động, các hộ gia đình còn có thu nhập từ số chênh lệch giữa doanh thu do cung ứng các hàng hoá và dịch vụ của họ với chi phí ứng ra.

3. Lợi tức

Là phần thu nhập mà người sở hữu tiền tệ có được do nhượng quyền sử dụng tiền tệ của mình cho nhà nước hoặc doanh nghiệp.

Lợi tức bao gồm: lãi suất tiền gửi và lợi tức cổ phần. Vì là thu nhập, lợi tức có tác dụng to lớn trong việc huy động vốn. Lợi tức càng cao thì khả năng huy động vốn càng lớn. Trong tình trạng thiếu vốn như hiện nay thì nâng cao mức lợi tức đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết khó khăn về vốn. Tuy nhiên, mức lợi tức phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn. Nếu mức lợi tức tiền gửi quá cao sẽ hạn chế đầu tư. Do đó, mức lợi tức mang tính khách quan và việc xác định được mức lợi tức hợp lý cho phù hợp với trạng thái của nền kinh tế trong từng giai đoạn là rất cần thiết.

Trong thời kỳ các quan hệ thị trường chưa phát triển, nhà nước thường quy định mức lợi tức. Điều đó làm cho mức lợi tức khó tránh khỏi mang tính chủ quan. Khi nền kinh tế thị trường phát triển cao, mức lợi tức sẽ được xác định bằng các tác nhân của thị trường.

Là thu nhập có được do chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất.

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w