dân, nhưng các cá nhân, hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất. Nhưng quyền sử dụng đất của các cá nhân và hộ gia đình, vì nhiều lý do khác nhau, không giống nhau về quy mô. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng đất đai của các cá nhân, hộ gia đình không giống nhau. Các doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng đất, với mức độ khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất. Người nhượng quyền sử dụng nhà, đất của mình cho người khác sẽ có thu nhập dưới hình thức tiền cho thuê nhà, đất.
Sự tồn tại của hình thức thu nhập này có tác dụng làm cho đất đai, nhà cửa - một nguồn lực rất quan trọng của sản xuất và nhu cầu thiết yếu của đời sống - được phân bổ lại để sử dụng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hình thức thu nhập này có thể làm gia tăng giãn cách về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và vì vậy rất cần có sự điều tiết hợp lý của nhà nước.
5. Thu nhập từ các quỹ tiêu dùngcông cộng
Như trên đã trình bày, sự hình thành các quỹ tiêu dùng công cộng là khách quan với mọi xã hội. Từ những quỹ tiêu dùng xã hội hình thành nên thu nhập của một bộ phận dân cư dưới các hình thức như: tiền trợ cấp, tiền bảo hiểm, lương hưu... và các khoản chi trả khác. Đây là hình thức thu nhập rất cần thiết nhằm đảm cuộc sống cho những người không có hoặc hết khả năng lao động. Cũng từ các quỹ tiêu dùng xã hội, các thành viên xã hội còn được hưởng các dịch vụ công cộng về văn hoá, y tế, giáo dục... không phải trả tiền hoặc chỉ phải trả một phần. Như vậy, các thành viên xã hội đều có thu nhập từ các quỹ tiêu dùngxã hội, với những mức độ khác nhau.
Trong mỗi tập thể (doanh nghiệp, các đoàn thể) còn có quỹ phúc lợi chung và các thành viên của tập thể đó đều được hưởng phúc lợi này.
IV. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘLÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Nguyên tắccủa chính sách phân phối thu nhập
a) Đảm bảo các nguyên tắc phân phối của cơ chế thị trường
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ chế kinh tế là cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường có rất nhiều ưu việt, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong lĩnh vực phân phối. Các nguyên tắc phân phối thu nhập chủ yếu của cơ chế thị trường bao gồm:
- Phân phối thu nhập gắn liền với quy mô sử dụng các nguồn lực. Trong điều kiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực không đổi thì: lao động càng nhiều, chất lượng càng cao thì thu nhập càng cao; vốn càng nhiều thì
lợi nhuận hoặc lãi suất càng lớn; đất đai, nhà cửa càng nhiều thì tiền cho thuê càng lớn. Như vậy, phân phối theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường có tác dụng khuyến khích việc mở rộng quy mô sử dụng các nguồn lực.
- Phân phối thu nhập gắn liền với hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong cơ chế thị trường, các nguồn lực đều là hàng hoá và do đó có giá cả. Giá cả các nguồn lực là thu nhập của người sở hữu các nguồn lực đó và cũng nhờ đó các nguồn lực có thể dịch chuyển từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao.
Như vậy, phân phối theo nguyên tắc thị trường sẽ có tác dụng mở rộng quy mô huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Điều đó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Bởi vậy, chính sách phân phối thu nhập trước hết phải được xây dựng trên các nguyên tắc của kinh tế thị trường.
b) Phân phối thu nhập nhằm thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thời kỳ quá độ vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một đặc trưng quan trọng của định hướng đó là “xã hội dân chủ, công bằng”, mà trước hết là công bằng trong phân phối thu nhập. Cơ chế thị trường có nhiều ưu việt trong phân phối thu nhập nhưng có một nhược rất lớn là tạo giãn cách về thu nhập, từ đó dẫn tới phân hoá về xã hội. Nền kinh tế tăng trưởngcàng nhanh thì giãn cách về thu nhập càng lớn và phân hoá về xã hội càng sâu sắc. Điều này hoàn toàn trái ngược với yêu cầu của định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, chính sách phân phối thu nhập phải hạn chế nhược điểm này của cơ chế thị trường, hướng tơí công bằng trong phân phối thu nhập. “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.”1
2. Nội dungcủa chính sách phân phối thu nhập
a) Tôn trọng và bảo vệ thu nhập hợp pháp của các tầng lớp dân cư
Trong cơ chế thị trường, công dân có thu nhập từ nhiều nguồn. Tất cả các hình thức thu nhập từ việc sở hữu và sử dụng các nguồn lực đều có thể coi là chính đáng và hợp pháp. Do đó, những hình thức thu nhập đó cần được tôn trọng và bảo vệ. Trong cơ chế thị trường, công dân có thể có thu nhập không chính đáng, không hợp pháp như: thu nhập từ làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, buôn hàng quốc cấm, tham nhũng... Chính sách phân phối thu nhập phải hướng tới loại bỏ những hình thức thu nhập này.
1 . Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia. H,2001, tr.88 2001, tr.88
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, một bộ phận đáng kể người lao động làm việc trong khu vực hành chính - sự nghiệp. Thu nhập chủ yếu của người lao động trong khu vực này là tiền lương và nhà nước trả lương cho họ. Do đó, chính sách tiền lương trong khu vực này là một bộ phận của chính sách phân phối thu nhập. Tôn trọng và bảo vệ thu nhập hợp pháp của người lao động ở khu vực này thể hiện ở chỗ: tiền lương phải đảm bảo được cuộc sống cho người lao động và tương xứng với trình độ, khả năng lao động của họ.
b) Điều tiết hợp lý thu nhập của các tầng lớp dân cư
Do cơ chế thị trường, dãn cách về thu nhập là không tránh khỏi. Hạn chế dãn cách đó bằng chính sách phân phối thu nhập là cần thiết.
Để điều tiết thu nhập, nhà nước có thể đánh thuế luỹ tiến với những người có thu nhập cao. Tuy nhiên, áp dụng mức thuế suất nào cần cân nhắc để giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng trong phân phối thu nhập. Nếu quá chú ý tới công bằng trong phân phối có thể sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư và do đó ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng.
Chính sách phân phối thu nhập cần phải hỗ trợ những người có thu nhập thấp thông qua các biện pháp như: tạo điều kiện cho người nghèo cũng được học tập, chữa bệnh, được đảm bảo dinh dưỡng; tạo điều kiện cho người nghèo được vay vốn và vay theo lãi suất thị trường; tạo việc làm cho người nghèo; trợ cấp cho người nghèo ...
Nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội là theo lao động. Vì vậy, trong các nguồn lực sản xuất, chính sách phân phối thu nhập phải nghiêng về phiá lao động, làm cho hình thức phân phối theo lao động ngày càng trở thành chủ yếu.
CHƯƠNG XV