Nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 31 - 33)

những thay đổi to lớn về cơ cấu, tính chất, vị trí... cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội. Đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng với những nội dung, hình thức, phương pháp và thủ đoạn mới. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.”1

4. Nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo định hướng xã hội chủnghĩa nghĩa

Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần. Nếu để tự phát, nền kinh tế nhiều thành phần sẽ đi lên chủ nghĩa tư bản. Nhưng nền kinh tế nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do đó, sự vận động và phát triển của nó phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh để giữ vững định hướng đó là một quá trình khó khăn, phức tạp, nhất là khi sản xuất nhỏ còn chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, các lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội còn nhiều thế mạnh, ra sức thúc đẩy nền kinh tế nước ta chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do vậy, nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải có những điều kiện nhất định. Những điều kiện chủ 1 .Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2001, tr.86

yếu là: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; nhà nước chuyên chính vô sản điều tiết kinh tế vĩ mô.

Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình sử dụng các thành phần kinh tế cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

- Lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, làm cho kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tạo điều kiện để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư kinh doanh lâu dài, áp dụng linh hoạt và sáng tạo các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.

- Xác lập, cũng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức thuê mướn lao động nhưng không thể biến quan hệ mua bán sức lao động thành quan hệ thống trị. Phân phối và phân phối lại hợp lý nhằm khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xoá đói giảm nghèo, không để diễn ra sự chênh lệch quá lớn về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, tránh sự phân hoá xã hội thành hai cực đối lập.Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập với khu vực và quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của mỗi thành phần cũng như của toàn bộ nền kinh tế.

CHƯƠNG X

KINH TẾ HÀNG HOÁ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦNGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Sản xuất và trao đổi hàng hoá xuất hiện từ cuối công xã nguyên thuỷ, tiếp tục duy trì trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và đặc biệt phát triển trong chủ nghĩa tư bản. Điều đó có nghĩa là kinh tế hàng hoá không phải là phạm trù kinh tế riêng của chủ nghĩa tư bản, mà tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất.

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 31 - 33)