Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 68 - 70)

II. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn

hiện đại hoá có nghĩa là cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải thay đổi theo hướng:

- Giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả rất thấp. Trong khi đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập, mức sống cho cư dân nông thôn. Phát triển các làng nghề truyền thống góp phần đáng kể khai thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành dịch vụ cũng xuất phát từ yêu cầu của xu thế chuyển dịch này. Như vậy, giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn trực tiếp góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” ở nông thôn.

- Phá thế độc canh trong nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp vừa tạo điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu về nhiều loại sản phẩm nông nghiệp của dân cư, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu của công nghiệp nhẹ và nhu cầu xuất khẩu. Sự hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông phẩm.

Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đặt trong điều kiện cơ chế thị trường. Trong cơ chế này, mọi hoạt động kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Do đó, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn không được chủ quan duy ý chí, mà phải hết sức chú ý những nhân tố khách quan như: khả năng về vốn liếng, về tổ chức quản lý, về công nghệ ...và đặc biệt là điều kiện thị trường.

2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp,nông thôn nông thôn

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó, phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá có nội dung rất quan trọng là phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ. Việc

ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thể hiện tập trung ở những ở những lĩnh vực sau:

- Cơ giới hoá. Các hoạt động sản xuất ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu, do đó, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm rất thấp. Cơ giới hoá, trước hết là cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp vừa nhằm giảm nhẹ lao động lao động của con người, vừa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, cơ giới hoá phải đặc biệt chú ý những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Cơ giới hoá nông nghiệp phải tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc (làm đất) và những khâu trực tiếp ảnh hưởng đến đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh (chế biến).

- Thuỷ lợi hoá. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, do đó, hạn hán và úng lụt thường xuyên xảy ra. Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi để chủ động tưới, tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Điện khí hoá. Điện khí hoá vừa làm nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện cho cư dân nông thôn tiếp cận với văn minh nhân loại, phát triển văn hoá - xã hội ở nông thôn. Do đó, điện khí hoá là điều kiện không thể thiếu để phát triển nông thôn.

- Phát triển công nghệ sinh học. Đây là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới, bao gồm nhiều ngành khoa học và kỹ thuật mà trước hết là vi sinh học, di truyền học, hoá sinh học... Công nghệ sinh học là “ mọi kỹ thuật sử dụng những cơ chế hay quá trình sống để tạo ra hay thay đổi sản phẩm, để tăng chất lượng cây hay con, hay phát triển những vi sinh vật cho những ứng dụng đặc biệt”.1Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học đã đạt được những thành tựu to lớn: những nông phẩm biến đổi gien có năng suất và chất lượng rất cao; lai tạo được những cây trồng có khả năng kháng vi rút, sâu bệnh, tự tổng hợp ni tơ tự nhiên thành phân đạm, sinh sản vô tính... Những thành tựu của công nghệ sinh học đã đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn, mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố thị trường: giá cả các 1 .Khoa học và công nghệ -lực lượng sản xuất hàng đầu.NXB chính trị quốc gia,Hà Nội, 19996 tr. 39

yếu tố đầu vào, đầu ra; vốn liếng, thông tin...Do vậy, rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước.

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w