CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 85 - 89)

1. Khái niệm

Chính sách tài chính là chính sách động viên, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính được biểu hiện bằng hệ thống các quan điểm, chủ trương và biện pháp tài chính của nhà nước phù hợp với đặc điểm tình hình đất nước và đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ.

Chính sách tài chính là chính sách kinh tế có tác động hết sức to lớn đến các quan hệ tài chính, đến các khâu trong hệ thống tài chính, từ đó tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng các khâu khác nhau trong hệ thống tài chính có những đặc điểm riêng, do đó chính sách tài chính áp dụng cho từng khâu trong hệ thống tài chính sẽ có những khác biệt nhất định. Chính sách tài chính thể hiện hệ thống các quan điểm, chủ trương và biện pháp tài chính của nhà nước trong việc thu, chi ngân sách nhà nước được gọi là chính sách tài khoá.

Chính sách tài khoá là chính sách của nhà nước trong việc huy động các nguồn thu vào ngân sách nhà nước và sử dụng nó trong một thời gian nhất định.

Về cơ cấu, chính sách tài khoá bao gồm: chính sách huy động các nguồn tài chính; chính sách phân phối và sử dụng ngân sách; chính sách quản lý ngân sách.

Xét về thời gian, chính sách tài khoá gồm có: chính sách tài khoá dài hạn, thời gian từ 10-15 năm; chính sách tài khoá trung hạn, thời gian là 5 năm; chính sách tài khoá ngắn hạn, thường là một năm.

Nếu căn cứ vào mục tiêu, chính sách tài khoá được chia thành:

- Chính sách tài khoá thắt chặt. Chính sách này được thực hiện khi nền kinh tế quá “nóng”: việc làm đầy đủ, tốc độ tăng trưởng cao, giá tăng, lạm phát tăng cao và có khả năng tiếp tục tăng cao. Các biện pháp được thực hiện sẽ là: giảm chi tiêu ngân sách và tăng thuế. Những biện pháp khác được sử dụng phối hợp là nâng tỷ giá hối đoái (nâng cao giá trị đồng nội tệ), thắt chặt tiền tệ...

- Chính sách tài khoá nới lỏng. Khi nền kinh tế ở vào trạng thái: tốc độ tăng trưởng chậm, thất nghiệp tăng, giá cả giảm, giảm phát...chính sách tài khoá nới lỏng được thực hiện. Các biện pháp được áp dụng sẽ là: tăng chi tiêu ngân sách, giảm thuế. Những biện pháp khác được sử dụng phối hợp là giảm tỷ giá hối đoái (hạ thấp giá trị đồng nội tệ), mở rộng tiền tệ...

- Chính sách tài khoá ổn định. Khi nền kinh tế ở trạng thái cân bằng: việc làm tương đối đầy đủ, giá cả ổn định, lạm phát ở mức chấp nhận được..., chính sách tài khoá ổn định được áp dụng. Tương quan giữa thu và chi ngân sách được giữ vững.

Các loại chính sách tài khoá nêu trên cho thấy: chính sách tài khoá là công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô quan trọng của nhà nước.

Chính sách tài khoá có tính độc lập tương đối nhưng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế - xã hội khác.

2. Mục tiêu của chính sách tài khoá

Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, chính sách tài khoá có thể đặt ra những mục tiêu cụ thể khác nhau. Nhưng mục tiêu chung của chính sách tài khoá phải là:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đây là mục tiêu số một, bởi vì có tăng trưởng kinh tế mới có điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Muốn vậy, chính sách tài khoá phải thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư trong cả hai khu vực, tư nhân và nhà nước. Là nước nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội, tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đất nước ta. Bởi vậy, nhà nước taphải sử dụng chính sách tài khoá với tư cách là công cụ kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Thứ hai, tăng việc làm, giảm thất nghiệp. Mục tiêu này không chỉ xuất phát từ nguyên nhân kinh tế, mà còn xuất phát từ các yêu cầu về chính trị, xã hội. Sau một thời kỳ rất dài dân số tăng trưởng nhanh, hiện nay và trong những năm trước mắt, cung về sức lao động ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng gây sức ép rất lớn về việc làm. Do đó, tạo nhiều việc làm cho người lao động là mục tiêu kinh tế vĩ mô rất quan trọng mà chính sách tài khoá phải hướng tới.

Thứ ba, ổn định giá cả, ổn định tiền tệ. Mục tiêu này xuất phát từ vai trò của giá cả. Giá cả ổn định có tác dụng ổn định sản xuất, đời sống, ổn định xã hội. Giá cả ổn định không có nghĩa là không thay đổi, mà là sự thay đổi của nó không tác động xấu đến sản xuất và đời sống. Chính sách tài khoá tác động đến ổn định giá cả thông qua tác động đến cung, cầu trên thị trường. Giá cả ổn định tạo cơ sở ổn định tiền tệ.

Thứ tư, thực hiện công bằng xã hội. Đây là mục tiêu quan trọng do định hướng xã hội chủ nghĩa quy định. Chính sách tài khoá phải làm thu hẹp sự khác biệt về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, trên cơ sở đảm bảo hiệu quả của các hoạt động kinh tế.

a) Thuế

Thuế là công cụ chủ yếu tạo nguồn thu cho ngân sách. Mỗi quốc gia có nhiều sắc thuế và các mức thuế suất khác nhau. Căn cứ vào thuế suất có thể chia thuế thành hai loại:

- Thuế theo tỷ lệ cố định: người đóng thuế phải nộp theo một tỷ lệ nhất định không tuỳ thuộc vào quy mô các hoạt động kinh tế.

- Thuế luỹ tiến và thuế luỹ thoái: là loại thuế mà tỷ lệ thay đổi tuỳ theo quy mô (sản lượng hoặc thu nhập).

Căn cứ vào khả năng chuyển dịch thuế giữa người nộp thuế và người chịu thuế có thể chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là một (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty, thuế lợi tức, thuế tài sản...). Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế (thuế hàng hoá, thuế xuất nhập khẩu ...).

Thuế là công cụ điều tiết sản xuất và điều tiết tiêu dùng. Nhìn chung, thuế suất cao làm giảm lợi nhuận và do đó làm giảm đầu tư, giảm quy mô sản xuất. Ngược lại, giảm thuế sẽ có tác dụng kích thích kinh tế tăng trưởng. Thuế còn ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế. Bằng việc thay đổi thuế suất, chính phủ có thể làm cho ngành này được mở rộng, ngành kia bị thu hẹp. Thuế suất cao làm tăng giá cả hàng hoá và do đó sẽ làm giảm tiêu dùng của dân cư và ngược lại.

Dưới sự tác động của các quy luật thị trường, sự phân hoá về mức thu nhập, mức sống là không tránh khỏi. Thuế là công cụ quan trọng điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Bằng thuế thu nhập và các hình thức thuế khác, nhà nước thu bớt một phần thu nhập của những người có thu nhập cao. Tuy nhiên, thuế suất cao có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và do đó làm giảm nguồn thu trong dài hạn. Bởi vậy, việc thay đổi thuế suất rất cần được cân nhắc.

b) Chi tiêu của nhà nước

Mọi khoản chi tiêu của nhà nước đều tác động đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chi của ngân sách nhà nước làm tăng thu nhập và do đó làm tăng tiêu dùng của một bộ phận dân cư, các cơ quan nhà nước. Điều đó làm cho cầu hàng hoá tăng. Trong trường hợp sản xuất bị giảm sút, các khoản chi tiêu này sẽ làm giảm tổn thất về thu nhập của những người lao động, ổn định cầu, giữ vững tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Những khoản trợ cấp của nhà nước với các doanh nghiệp sẽ có tác dụng mở rộng đầu tư, kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

Những hoạt động đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước vào nền kinh tế như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở các doanh nghiệp mới... vừa làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng trực tiếp phục vụ cho xây dựng các công trình này, tức là có tác dụng kích cầu, vừa trực tiếp làm tăng việc làm, tăng GDP. Như thế, đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, chi tiêu ngân sách quá lớn cũng có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế: lạm phát gia tăng, nền kinh tế trở nên quá nóng... Như vậy, chi tiêu ngân sách nhà nướcchỉ có tác động tích cực với những điều kiện sau:

Thứ nhất, xác định giới hạn hợp lý tỷ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước trong GDP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, lựa chọn đúng đắn các mục tiêu kinh tế vĩ mô cần giải quyết để sử dụng các khoản chi ngân sách một cách có hiệu quả.

Thứ ba, điều hành các khoản chi ngân sách phù hợp với các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.

CHƯƠNG XIV

LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬPTRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 85 - 89)