Những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 51)

III. NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM

1.Những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a) Phát triển lực lượng sản xuất - cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội - trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hoá nền kinh tế quốc dân. Đó là bước chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.

Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong đó then chốt là ngành chế tạo tư liệu sản xuất. Sở dĩ như vậy là vì, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tái sản xuất mở rộng của khu vực sản xuất tư liệu sản xuất, đặc biệt là của ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất, quyết định quy mô tái sản xuất mở rộng (hay tốc độ tăng trưởng) của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của các ngành chế tạo tư liệu sản xuất là cơ sở, là “đòn xeo” để cải tạo, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự phân tích trên cho thấy, đối tượng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tất cả các ngành kinh tế quốc dân nhưng trước hết và quan trọng nhất là các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất.

Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hoá, việc đầu tư phát triển của các ngành chế tạo tư liệu sản xuất cần được cân nhắc. Do sự phát triển của phân công lao động trên phạm vi thế giới và của thương mại quốc tế, các quốc gia không nhất thiết phải sản xuất tất cả những sản phẩm cần thiết. Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ... phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”1. Điều đó có nghĩa là, trong điều kiện mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, việc xây dựng lực lượng sản xuất - cơ sở

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 51)