ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ HÀNG HOÁ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 34 - 39)

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta mang đầy đủ những đặc tính của nền kinh tế hàng hoá nói chung. Tuy nhiên, do những điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù, cho nên nền kinh tế hàng hoá của nước ta hiện nay còn có những đặc điểm riêng.

1. Nền kinh tế hàng hoá nước ta đang ở trong quá trình hình thành vàphát triển phát triển

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, từ năm 1986 đến nay đất nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới. Một nội dung rất quan trọng của đổi mới kinh tế ở nước ta là chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung - hành chính - bao cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đã hơn 15 năm phát triển kinh tế hàng hoá, nhưng cho đến nay, tính chất của kinh tế tự nhiên vẫn còn thể hiện rất đậm nét. Những biểu hiện chủ yếu là:

- Mặc dù trong nền kinh tế đã xuất hiện những doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, trình độ công nghệ hiện đại nhưng nhìn chung, sản xuất nhỏ vẫn là phổ biến, trình độ phân công lao động xã hội chưa cao, lao động thủ công là chính, công nghệ lạc hậu.

- Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế ở trình độ thấp kém, gây ra không ít khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm giảm tính hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.

` - Sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ rất yếu do chi phí sản xuất cao, chất lượng thấp, mẫu mã chậm thay đổi...

- Đội ngũ các nhà doanh nghiệp còn rất non trẻ: vốn liếng có hạn, kinh nghiệm làm ăn còn mỏng, quan hệ với các bạn hàng còn hạn hẹp... Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệpnước ngoài.

- Do nền kinh tế hàng hoá kém phát triển, năng suất thấp nên mức thu nhập, mức sống của dân cư còn rất thấp; tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp; sức tiêu thụ hàng hoá còn thấp và dung lượng thị trường nội địa còn hạn hẹp.

Như vậy, cho đến thời điểm này, nền kinh tế hàng hoá ở nước ta vẫn đang ở tình trạng kém phát triển. Do đó, các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá hoạt động và phát huy tác dụng còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, dấu ấn của cơ chế quản lý kinh tế hành chính - bao cấp vẫn còn đậm nét. Một bộ phận các doanh nghiệpnhà nước vẫn còn được bao cấp; phương thức điều hành các hoạt động kinh tế trên một số lĩnh vực, tại một số thời điểm vẫn còn mang tính chất hành chính, mệnh lệnh; một số lĩnh vực hoạt động kinh tế vẫn được tổ chức theo mô hình hành chính - bao cấp ...

Những biểu hiện của kinh tế tự nhiên và những dấu ấn của cơ chế quản lý kinh tế hành chính - bao cấp trên đây là những cản trở to lớn đối với việc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân ... Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức thiết đối với nước ta là phải nhanh chóng khắc phục dấu ấn của cơ chế quản lý kinh tế cũ, phát triển mạnh kinh tế hàng hoá.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, sản xuất hàng hoá ở nước ta đã có bước phát triển đáng kể: số lượng, chủng loại hàng hoá sản xuất ra ngày càng đa dạng phong phú, chất lượng ngày càng tốt hơn; giá cả phản ánh ngày càng đầy đủ hơn giá trị hàng hoá và quan hệ cung cầu trên thị trường. Một số chủng loại hàng hoá đứng vững được trên thị trường và có khả năng cạnh tranh... Trước mắt, nền kinh tế nước ta phải phát huy được các nhân tố tích cực, đồng thời ra sức khắc phục các yếu tố tự phát, tiêu cực của nền kinh tế hàng hoá để xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của dân cư.

2. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Nền kinh tế hàng hoá hiện đại gắn liền với việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Nói cách khác, nền kinh tế hàng hoá hiện đại đều bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Do đó, nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh

tế không phải là đặc điểm riêng của nền kinh tế hàng hoá nước ta hiện nay. Xét về phương diện các thành phần kinh tế, đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá xuất phát từ vai trò, vị trí khác nhau của từng thành phần ở mỗi nước. Ở nhiều nước, kinh tế tư nhân được coi là động lực của nền kinh tế hàng hoá. Nhưng ở Việt Nam, kinh tế nhà nước phải được xây dựng để trở thành thành phần kinh tế kinh tế chủ đạo, định hướng sự phát triển của nền kinh tế. Đó chính là đặc điểm quan trọng của nền kinh tế hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Như chương trước đã trình bày, sự tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước là một tất yếu khách quan. Một mặt, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể đem lại những lợi ích quan trọng như thu hút được nhiều lao động, tạo thêm việc làm, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, góp phần giải quyết khó khăn về vốn cho nền kinh tế, làm phong phú hơn chủng loại và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần phát triển khoa học - công nghệ, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại ... Mặt khác, các thành phần kinh tế đó đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hoạt động mang tính tự phát, có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

Chính vì vậy, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước vừa phải có những chính sách kinh tế thích hợp để định hướng sự phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển lành mạnh đúng hướng; vừa phát triển mạnh thành phần kinh tế nhà nước, làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chủ đạo, định hướng nền kinh tế hàng hoá nước ta lên chủ nghĩa xã hội.

Sáu thành phần kinh tế với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước làm cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta và ở các nước khác không hoàn toàn giống nhau. Ở nước ta, mặc dù mọi doanh nghiệp, mọi người sản xuất hàng hoá dù ở thành phần kinh tế nhà nước, tập thể , cá thể, tư bản tư nhân, hay tư bản nhà nước... đêù được tự do hoạt động theo luật pháp, được luật pháp thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu và các hình thức thu nhập chính đáng; các thành phần kinh tế đều được hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế tự chủ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển... nhưng kinh tế nhà nước, bằng việc nắm giữ, chi phối những ngành, những vị trí then chốt trong nền kinh tế và hiệu quả cao của

các hoạt động kinh tế, từ đó chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, định hướng nền kinh tế phát triển theo phương hướng nhất định.

3. Nền kinh tế hàng hoá phát triển theo hướng mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại bằng nhiều hình thức đối ngoại bằng nhiều hình thức

Sở dĩ có một thời kỳ rất dài, nền kinh tế ở nước ta mang tính khép kín, ít có quan hệ kinh tế với nước ngoài vì cơ chế kinh tế tự nhiên và cơ chế quản lý kinh tế hành chính - bao cấp. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế mang tính trì trệ, khó thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu kém phát triển.

Kinh tế hàng hoá, về bản chất là nền kinh tế mở vì nền kinh tế này tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở phân công lao động và hợp tác sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá phát triển với chiến lược kinh tế mở còn xuất phát từ lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các quốc gia. Ngay cả những quốc gia hoàn toàn không có lợi thế tuyệt đối nhưng khi tham gia vào thương mại quốc tế vẫn có lợi thế so sánh và nếu biết phát huy lợi thế này sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh hơn. Phát triển nền kinh tế hàng hoá với chiến lược kinh tế mở cho phép phát huy cao độ thế mạnh nội sinh, đồng thời là cơ hội để khắc phục những khó khăn vốn có của mỗi quốc gia.

Ngày nay, khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu thế phát triển tất yếu, mang tính thời đại. Phân công lao động gắn liền với hợp tác lao động quốc tế là cơ sở kinh tế để các quốc gia và các dân tộc từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thị trường thế giới.

Trong những năm qua, nhờ chiến lược mở cửa, nền kinh tế hàng hoá ở nước ta có những bước phát triển đáng kể. Chúng ta đã thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài, khắc phục được một phần khó khăn về vốn; nâng cao được trình độ quản lý và trình độ công nghệ cho nền kinh tế; mở rộng được thị trường, tạo thêm việc làm cho người lao động; bước đầu khai thác được các tiềm năng về đất đai, tài nguyên ...

Tóm lại, nền kinh tế hàng hoá phát triển với chiến lược kinh tế mở thích ứng với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới trong thời đại ngày nay, khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của đất nước, khắc phục được những khó khăn vốn có, tăng trưởng, phát triển nhanh.

4. Nền kinh tế hàng hoá vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đặc điểm cơ bản này có ý nghĩa quan trọng, nói lên bản chất của nền kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất

với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”1.

Kinh tế hàng hoá là chế độ kinh tế được tổ chức sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi. Nền kinh tế hàng hoá phát triển tự phát sẽ đi lên chủ nghĩa tư bản. Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ phải được định hướng.

Hoạt động của cơ chế thị trường không chỉ chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường nói chung, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế riêng của phương thức sản xuất chủ đạo. Đồng thời, hoạt động của cơ chế thị trường còn chịu sự tác động mạnh mẽ của “bàn tay hữu hình” là nhà nước. Chính vì vậy, vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam là nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước định hướng nền kinh tế hàng hoá ở nước ta lên chủ nghĩa xã hội bằng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách và đòn bảy kinh tế, hệ thống luật pháp...

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bao gồm các đặc trưng chủ yếu sau:

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hóa cao các lực lượng sản xuất hiện đại, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải từ thực tiễn tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung với bước đi vững chắc. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

1 . Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr. 88. 2001, tr. 88.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.

Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước”1.

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w