Văn kiên Đại hội ĐCSVN lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia,Hà nội, tr

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 28 - 29)

tư bản nhà nước còn là giải pháp nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, phát triển thành phần kinh tế này là một đòi hỏi khách quan. Ở Miền Bắc nước ta thời kỳ sau năm 1954, các hình thức kinh tế tư bản nhà nước cũng đã được sử dụng. Song, với quan điểm tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội và do hoàn cảnh chiến tranh, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng xoá bỏ thành phần kinh tế tư bản tư nhân; việc sử dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn. Ngày nay, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện một cách rộng rãi, lâu dài các hình thức kinh tế tư bản nhà nước nhằm tạo thế và lực cho nền kinh tế; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sớm tiếp cận được công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý hiện đại... tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh với bên ngoài; thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Kinh tế tư bản nhà nước là “chiếc cầu” ngắn nhất để đi lên chủ nghĩa xã hội.

f) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đây là thành phần kinh tế có quy mô lớn, có trình độ quản lý và trình độ công nghệ cao. Do đó, sử dụng thành phần kinh tế này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về vốn, nâng cao trình độ quản lý và trình độ công nghệ cho nền kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... Tuy nhiên, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có những tác động tiêu cực như: lấn át các doanh nghiệp trong nước; ngăn cản sự phát triển các quan hệ ngược và quan hệ xuôi trong nền kinh tế; tạo ra lối sống, lối tiêu dùng không thích hợp với truyền thống dân tộc; làm phân hoá xã hội thêm sâu sắc... Do vậy, một mặt phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nước ngoài; mặt khác, phải tăng cường quản lý nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thành phần kinh tế này.

Một phần của tài liệu Giao trinh KTCT2 pot (Trang 28 - 29)