Tiết 61: §6.THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG

Một phần của tài liệu Giáo án hình học cả năm (hai cột) (Trang 118 - 120)

- SHV =a a = a

Tiết 61: §6.THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG

Soạn: Giảng: A.Mục tiêu:

- Giúp học sinh: nắm được công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng. - Giúp học sinh có kỷ năng: tính thể tích hình lăng trụ đứng

B.Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích. C.Chuẩn bị:

-GV: Mô hình hình lăng trụ, thước -HS:

D.Tiến trình: I.Ổn định: II.Bài cũ:

Biết hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước đáy là 5cm, 7cm, 8cm và chiều cao 5 cm. Tính Sxq của lăng trụ ?

Đáp án: Sxq = (5 + 7 + 8).5 cm2

III.Bài mới:

*Đặt vấn đề: Thể tích của hình lăng trụ đứng được tính theo công thức nào ? Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV: Cho hình hộp chữ nhật có kích thước đáy là 4cm, 5cm và chiều cao là 3cm. Tính thể tích của nó ? HS: V = 4.5.3 = 60 cm3

GV: Sđ = ? HS: Sđ = 20cm2

GV: Sđ.h = ? HS: 20.h = 60cm3

GV: Ta nói V = Diện tích đáy x chiều cao đúng hay sai

GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ? HS: Vhh = 2.Vtg ; Vtg = Sđ.h

GV: Tổng quát, ta có công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng là gì ? GV: Yêu cầu học sinh tham khảo ví dụ Sgk

GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập: Cho lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang cân, có chiều cao 5 cm. Biết hình thang cân có đáy nhỏ là 3cm, đáy lớn là 9cm, cạnh bên 5cm. Tính thể tích của hình lăng trụ. HS: Thực hiện GV: S = ? HS: S = (3 + 9).2 = 24 cm2 GV: V = ? HS: V = 24.5 = 120 cm3 1. Công thức tính thể tích: V = S.h

(S là diện tích đáy, h là chiều cao) 2) Ví dụ:

Bài tập: Cho lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang cân, có chiều cao 5 cm. Biết hình thang cân có đáy nhỏ là 3cm, đáy lớn là 9cm, cạnh bên 5cm. Tính thể tích của hình lăng trụ.

IV.Củng cố và luyện tập:

- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 27 sgk. V. Hướng dẫn về nhà:

- BTVN: 28, 29, 30 Sgk tr114 - Tiết sau luyện tập.

Một phần của tài liệu Giáo án hình học cả năm (hai cột) (Trang 118 - 120)

w