Đáp:
Từ trong tiếng Việt không biến đổi về hình thái, đó là một đặc điểm cơ bản về loại hình, nhng đồng thời cũng là một nguyên nhân làm “đau đầu” những ai nghiên cứu và dạy học tiếng Việt. Bình thờng, khi dùng từ để giao tiếp (nói, viết), do “quán tính” về ngữ nghĩa và trong một ngữ cảnh xác định, các nhân vật giao tiếp đều thông hiểu những điều cần trao đổi; do đó không mấy ai lại căn vặn, chẳng hạn: “cơm rợu” là từ hay cụm từ?! Thế nhng, khi buộc phải “gọi tên” đơn vị ngôn ngữ ấy ra thì chúng ta lại không thể trả lời nớc đôi đợc!
So sánh:
(1.a) Đổ cơm rợu vào nồi để nấu rợu/ (cơm rợu: chỉ một sự vật làm nguyên liệu nấu rợu = từ ghép)
(1.b) Dọn cơm rợu để mời khách/ (cơm + rợu = cụm từ)
(2.a) Anh mua bàn gỗ hay bàn đá? (bàn gỗ, bàn đá = từ ghép) (2.b) Trong phòng học có rất nhiều bàn gỗ/ (bàn gỗ = cụm từ) (3.a) Hàng trăm nữ sinh mặc áo dài đi đón khách/ (áo dài = từ ghép) (3.b) áo dài so với chiều cao của cậu/ (áo dài = cụm từ)
(4.a) Năm nghìn một bông hoa hồng/ (hoa hồng = từ ghép)
(4.b) Hoa hồng có thể tạo ra cảm giác ấm cúng hơn hoa trắng/ (hoa hồng = cụm từ) (5.a) Vua cha, vua con và thần dân trên dới một lòng/ (vua cha = cụm từ)
(5.b) Vua cha truyền ngôi cho Lang Liêu/ (vua cha = từ ghép)
(6.a) Tớng sĩ một lòng phụ tử/ (tớng + sĩ = tớng và sĩ = cụm từ)
(6.b) Nếu phải chọn giữa tớng sĩ và thần dân thì ta sẽ chọn thần dân/ (tớng sĩ chỉ một loại đối tợng khác với thần dân = từ ghép)
(7.a) Than tổ ong, than đá, than bùn, than qua lửa... đều có thể dùng làm chất đốt đợc/ (than tổ ong = cụm từ)
(7.b) Dùng than tổ ong tuy có tiện lợi, nhng cũng có hại cho sức khoẻ/ (than tổ ong = từ ghép)
...
Ranh giới giữa từ ghép và cụm từ thờng rất mơ hồ, do đó khó mà giải thích cho ngời khác “tâm phục khẩu phục” đợc, đây có thể coi là một trong những “vấn đề muôn thuở” của tiếng Việt. Kinh nghiệm để có một câu trả lời gần đúng là:
+ Từ ghép thờng đợc dùng để chỉ một sự vật, sự kiện, hiện tợng nhất định; ý nghĩa của nó có tính khái quát, cấu trúc của nó chặt chẽ (không xen vào giữa hai tiếng một tiếng khác đợc). Còn cụm từ thờng đợc dùng để miêu tả một sự vật, hiện tợng...; ý nghĩa cụ thể hơn; có thể xen các tiếng khác vào giữa hai tiếng.
- Ví dụ (2.a): Chọn mua một trong hai sự vật cùng loại, cụ thể, có sự khác nhau về nguyên liệu, giá cả...
- Ví dụ (2.b): bàn gỗ = bàn làm bằng gỗ
+ Ngoài ra, khi muốn xác định đợc từ ghép trong một văn bản cụ thể, chúng ta còn phải lu ý đến mối quan hệ giữa chúng với các từ đơn và từ láy. Ví dụ: thử “nhận diện” từ đơn, từ ghép, từ láy trong bài thơ sau:
Đi trong hơng tràm
Hoài Vũ
Em/ gửi/ gì /trong/ gió/ trong/ mây Để/ sáng nay/ lên/ Vàm Cỏ Tây Hoa tràm/ e ấp/ trong/ vòm lá Mà/ khắp/ trời mây/ hơng/ tỏa bay! Dù/ đi/ đâu/ dù/ xa cách/ bao lâu Dù/ gió mây/ kia/ đổi hớng/ thay màu Dù/ trái tim/ em/ không/ trao/ anh/ nữa Một/ thoáng/ hơng tràm/ cho/ ta/ bên/ nhau Gió/ Tháp Mời/ đã/ thổi/ thổi/ rất/ sâu Có/ nỗi/ thơng đau/ có/ niềm/ hi vọng Bầu trời/ thì/ cao, cánh đồng/ thì/ rộng Hơng tràm/ bên/ anh/ mà/ em/ đi/ đâu? Dù/ đi/ đâu/ và/ xa cách/ bao lâu
Anh/ vẫn/ có/ bóng em/ giữa/ bóng tràm/ bát ngát Anh/ vẫn/ thấy/ mắt em/ trên/ lá tràm/ xanh mát Anh/ vẫn/ nghe/ tình em/ trong/ hơng tràm/ xôn xao
Nhận xét:
+ Vạch chéo (/) là ranh giới giữa các từ. + Bài thơ có hai từ láy là: bát ngát, xôn xao
+ Nếu căn cứ vào ý nghĩa nh đã giải thích ở phần trên thì trong bài thơ, những tổ hợp từ có thể coi là từ ghép là: sáng nay, đổi hớng, thay màu, hơng tràm, bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em
* Nói nh vậy để thấy rằng, ranh giới giữa từ ghép và cụm từ tự do là rất mơ hồ, chúng có độ “co giãn” rất linh hoạt; cho nên khó mà phân định một cách máy móc, cứng nhắc. Do tính bất biến về hình thái của từ trong tiếng Việt, cho nên vấn đề này vốn đợc coi là một trong những “vấn đề muôn thuở” không chỉ gây khó khăn cho việc dạy học tiếng Việt của ngời Việt, mà còn luôn khiến cho những ngời nớc ngoài học tiếng Việt phải nhiều phen “điêu đứng”! Chúng ta sẽ lí giải nh thế nào về các nhóm từ ghép (hoặc cụm từ) sau:
- Nhóm có mẫu “A và B nói chung”: áo quần, sách vở, cây cỏ, điện máy, xăng dầu…
- Nhóm có mẫu “A giống nh B”: than tổ ong, than quả bàng, mắt lá răm, mũi dọc dừa, mặt chuột kẹp…
- Nhóm không có mẫu ổn định: sân bay, mát tay, thối mồm, to đầu, xấu bụng…
- Nhóm có hình thức giống nhau nhng có thể không cùng một loại: hoa hồng, hoa vàng, hoa đỏ, hoa ban, hoa huệ, hoa cúc, hoa cúc dại, hoa hồng dại, hoa tơi, hoa khô, hoa héo, hoa giả, hoa thật, hoa giấy (hoa giấy tự nhiên , cánh mỏng màu hồng và hoa giả làm bằng giấy), hoa cái, hoa tai, hoa văn, hoa mĩ, hoa lệ…
- Nhóm có ý nghĩa ngữ dụng: tính đàn ông (khác nam tính), tính đàn bà (khác nữ tính), thuốc ho (uống để không ho nữa), thuốc ngủ (uống để ngủ đợc), thuốc đỏ (không phải thuốc màu đỏ, mà là thuốc dùng để sát trùng)…
- Nhóm có ý nghĩa ớc lệ: trăm năm, nghìn năm (nghĩa là: rất nhiều, suốt đời, muôn thuở… Ví dụ:
trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng/trăm năm quyết với tình em một lòng/nghìn năm vẫn phận má
hồng mong manh…), vài ba, dăm bảy, ba bốn (nghĩa là: rất ít, có giới hạn, không đáng kể… Ví dụ: vài ba ngời, vài ba hôm, dăm bảy ngày, ba bốn hôm ).…
- Nhóm có chức năng định danh: mái nhà, mái ngói, mái lá, tờng gạch, tờng đá, tờng hoa, sân gạch, sân đất, sân gạch Bát Tràng, sàn nhà, sàn gỗ, sàn bê tông, sân chùa, sân đình, sân bóng, sân quần vợt, bóng trăng, bóng đèn, bóng ma, lá bàng, lá liễu, lá tràm, lá trầu, cây cam, cây chanh, cây mít, cá rô, cá thu, cá chép, chim ri, chim sẻ, chim sâu, thuyền nan, thuyền tôn, thuyền gỗ, nồi đồng, nồi đất, nồi cơm điện…
Do ranh giới giữa cụm từ và từ ghép khá mơ hồ, cho nên chúng ta cũng thờng gặp những câu không thể khẳng định là câu đúng hay câu sai (cụ thể là có mắc lỗi diễn đạt hay không), mà đành phải gọi là “câu mơ hồ”, chẳng hạn:
- Những em bé đang múa hát rất hay. (múa hát/múa, hát?) - Đó là những ngời viết lách rất giỏi.(viết lách/viết, lách?) - Họ định đoạt lơng của ngời khác. (định đoạt/định, đoạt?) - Các đồng chí cứ thử thách tôi đi. (thử thách/thử, thách?)
- Bác Nam sắp sửa chữa cái máy bơm. (sắp sửa chữa/sắp, sửa chữa/sắp sửa, chữa?)
- Những con số không đáng có. (con số 0 có ý nghĩa: trong một tập thể không có ai nghiện hút/con số 0 đáng tiếc: trong một tập thể không có ai hoàn thành nhiệm vụ?)
- Chiếc thuyền không nhẹ lớt trên sông. (thuyền không tải/thuyền vận hành ì ạch?) - Xe không đợc rẽ trái. (xe không tải/cấm rẽ trái?)
- Một sinh viên mới đi tới. (sinh viên mới/sinh viên, mới?) - Chúng tôi chỉ trích bài báo. (chỉ trích/chỉ, trích?)
- Đây là thứ thuốc độc nhất. (thuốc duy nhất/thuốc độc nhất?) - Xe chuyên chở cá. (xe chuyên dụng cho việc chở cá/xe vận tải cá?)
…