Những từ đồng nghĩa hoàn toàn có phải là những từ đồng nghĩa tuyệt đối không? Tại sao?

Một phần của tài liệu Hoi - Dap ve KT & PP DHTV THCS- Thầy Hoàng Dân (Trang 75 - 76)

Giờ sao tan tác nh hoa giữa đờng (Kiều) - Đi đâu chẳng biết lo xa

Lúc trẻ đã vậy, lúc già làm sao? (Ca dao)

30. Những từ đồng nghĩa hoàn toàn có phải là những từ đồng nghĩa tuyệt đối không? Tại sao? sao?

Đáp:

Không nên hiểu cách nói của SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 114: “ những từ đồng nghĩa…

hoàn toàn” (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) ” một cách máy móc, cứng nhắc; bởi nếu…

có hai từ nào đó “đồng nghĩa tuyệt đối” (đồng nhất cả 3 nghĩa: biểu vật, biểu niệm, biểu thái), tức là có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh thì theo qui luật đào thải tự nhiên của ngôn ngữ, sẽ có một từ bị h hoá ý nghĩa để tạo thành dạng từ ghép kiểu nh “tre pheo, chó má, bếp núc, chùa chiền ”. Nói cách khác, những từ ngữ đồng nghĩa hoàn toàn vẫn có những sắc thái ý nghĩa khác…

nhau khá tinh tế. Ví dụ: 1. Sinh - Đẻ

+ Có thể thay thế cho nhau:

- Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tơi nếu chị đẻ con trai. (Anh Đức)

+ Không thể thay thế cho nhau:

- Tổ quốc đã sinh ra những ngời con anh hùng (không dùng “đẻ” trong trờng hợp này)

- Có những trờng hợp phải dùng “sinh”: sinh nhật, (ngày tháng năm) sinh, hổ phụ sinh hổ tử, hậu sinh khả uý, giấy khai sinh, giấy chứng sinh, nhà hộ sinh…

- Có những trờng hợp phải dùng “đẻ”: mang nặng đẻ đau, gà đẻ gà cục tác, cây không trồng không xót/con chẳng đẻ chẳng thơng, đẻ con so lo bằng ba con dạ, có chửa có đẻ, đẻ con khôn mát r… ời rợi/đẻ con dại mặt khó đăm đăm…

- Có trờng hợp (rất hiếm) dùng song song cả “sinh” và “đẻ”: sinh sau đẻ muộn, sinh đẻ có thì 2. Cha – Bố

a. Cha: có ý nghĩa khái quát hơn, rộng hơn, bao hàm cả nghĩa “sinh thành” và nghĩa “đỡ đầu, chỗ dựa về tinh thần”. Ví dụ:

- Con không cha nh nhà không nóc

- Còn cha gót đỏ nh son/Chẳng may cha chết gót con đen sì - Còn cha lắm kẻ yêu vì/Một mai cha thác ai thì yêu con

b. Bố: có phạm vi nghĩa hẹp hơn, thờng chỉ có ý “sinh thành” và không thể thay thế trong những ngữ cảnh đã dẫn.

3. Bệnh viện – Nhà thơng

a. Bệnh viện: chủ yếu mang ý nghĩa là một loại “công sở khám, chữa bệnh”. Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện tỉnh Hà Tây, Bệnh viện quận Đống Đa, Bệnh viện huyện Thờng Tín Nói…

chung, hiện nay chúng ta có rất nhiều bệnh viện trung ơng và các bệnh viện địa phơng cấp tỉnh, thành, thị xã, quận, huyện...

b. Nhà thơng: có hàm ý “nơi khám, chữa bệnh nhân đạo cho những kẻ khó”. Ví dụ: trớc đây có nhà thơng Vân Đình, nhà thơng Đồn Thuỷ.

4. Hổ – Cọp - Hùm

a. Hổ: ngoài chức năng định danh còn có hàm ý “thuộc một đẳng cấp cao hoặc một tiêu chí về phẩm chất”. Ví dụ: Hổ phụ sinh hổ tử, Hổ dữ không ăn thịt con, Mãnh hổ, Cao hổ cốt…

b. Cọp: ngoài chức năng định danh cũng còn hàm ý “thử thách hoặc đe doạ, răn dạy, nhắc nhở”. Ví dụ: Vào hang bắt cọp, Cọp chết để da ngời ta chết để tiếng, Dữ nh cọp…

c. Hùm: ngoài chức năng định danh cũng hàm ý “mạo hiểm hoặc chỉ tớng mạo oai phong”. Ví dụ: Chớ có vuốt râu hùm, Đừng thấy hùm ngủ mà nhờn, râu hùm hàm én mày ngài…

5. Các cặp từ đồng nghĩa thuần Việt – Hán Việt cũng không thể thay thế tuỳ tiện. Ví dụ: phụ mẫu – cha mẹ, phu nhân – vợ, phụ nữ - đàn bà, thiếu niên – trẻ con trong các ngữ cảnh nh… : Quan phụ mẫu, Tổng thống và phu nhân, Báo Phụ nữ, Đội Thiếu niên tiền phong…

Một phần của tài liệu Hoi - Dap ve KT & PP DHTV THCS- Thầy Hoàng Dân (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w