ghép” nh các bộ SGK trớc đây? Nếu có thể phân loại thì câu ghép gồm những loại nào?
Đáp:
Vì coi trọng thực hành và khả năng vận dụng câu ghép vào trong các hoạt động nói, viết của học sinh; cho nên SGK tập trung vào việc hớng dẫn học sinh cách nối các vế câu ghép và cách sử dụng quan hệ từ, chứ không dạy phân loại câu ghép.
Tuy nhiên, có thể tham khảo một cách phân loại câu ghép nh sau: 1. Câu ghép đẳng lập (còn gọi là “câu ghép liên hợp”):
Là câu ghép có hai vế bình đẳng nhau về ngữ pháp và ý nghĩa, giữa hai vế thờng có quan hệ từ.
Ví dụ:
+ Quan hệ từ “và” chỉ quan hệ liệt kê:
- Hai ngời đánh bóng bàn và hai ngời chơi cờ tớng. + Quan hệ từ “và, rồi” chỉ quan hệ đồng thời hoặc nối tiếp:
- Anh đứng lại và một ngời khác đến đứng bên cạnh. - Anh đứng lại rồi một ngời khác đến đứng bên cạnh. + Quan hệ từ “hay” chỉ quan hệ lựa chọn:
- Anh nói hay em nói? 2. Câu ghép chính phụ:
Là câu ghép có một vế chính và một vế phụ, trong đó vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính; giữa hai vế thờng đợc nối bằng một cặp quan hệ từ.
Ví dụ:
+ Cặp quan hệ từ “tuy – nhng” chỉ quan hệ tơng phản:
- Tuy bao bị ni lông có vẻ rất tiện lợi cho việc gói đựng hàng hóa nhng tác hại của nó đối với môi trờng sống không phải là nhỏ.
+ Cặp quan hệ từ “nếu – thì” chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả:
+ Cặp quan hệ từ “giả sử – thì” chỉ quan hệ giả thiết – kết quả:
- Giả sử chúng ta gom cả núi rác ni lông lại để đốt thì mọi ngời sẽ hít phải thứ khí độc thải ra từ những đám khói đen kịt và mắc bệnh hiểm nghèo.
+ Các cặp quan hệ từ thờng dùng là:
vì... nên, bởi vì... cho nên, tại vì... cho nên, do... nên, nhờ... nên, bởi... nên, tại... nên, nếu... thì, hễ... thì, miễn là... thì, giá mà... thì, giả sử... thì, tuy... nhng, mặc dù... nhng, dù... nhng, thà... chứ, để... thì...
3. Câu ghép qua lại:
Là câu ghép trong đó hai vế có quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau thông qua các cặp quan hệ từ hô ứng.
Ví dụ:
- Táo vừa mới già mà trẻ con đã vặt sạch.
- Xe mới chạy chậm lại mà anh ta đã nhảy xuống. - Mẹ cha mắng thì nó đã khóc.
- Tôi càng nhân nhợng thì nó càng làm già. - Họ vừa đi họ vừa trò chuyện vui vẻ.
- Nam không chỉ ngoan mà Nam còn rất chăm học. - Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu.
- Ai làm ngời ấy hởng. - Anh bảo sao tôi làm vậy.
- Nó thích quyển sách nào thì cho quyển sách ấy. - Tôi đi đâu nó theo đấy.
- Anh cần lúc nào tôi đến lúc ấy. 4. Câu ghép chuỗi:
Là câu ghép trong đó các vế biểu thị ý nghĩa liệt kê, giữa các vế đợc ngăn cách bằng dấu phẩy.
Ví dụ:
- Gió thổi, mây bay, chim hót.
- Nam đá bóng, Bắc đọc sách, Sơn xem phim.
- Máy bay ném bom, pháo bắn cấp tập, bộ binh địch ào lên.
Lu ý:
Tuy không có quan hệ từ biểu thị mối quan hệ giữa các vế câu; nhng chúng ta vẫn có thể chỉ ra một số quan hệ tiềm ẩn trong loại câu ghép này nh sau:
a. Quan hệ bổ sung:
- Trời quang mây, trăng sáng và lạnh.
- Đờng đá gồ ghề, chiếc xe tải lắc l nh ngời say rợu. b. Quan hệ nguyên nhân:
- Một hòn đá ném lên, mấy quả nhãn rụng xuống. - Phát súng nổ, một tên địch ngã vật xuống đất. c. Quan hệ điều kiện:
- Nam phớt lờ ý kiến của mọi ngời, nó sẽ phải trả giá đắt. - Trời không ma, lúa sẽ lụi dần.
d. Quan hệ thời gian:
- Thầy giáo say sa giảng bài, học sinh chăm chú lắng nghe. (đồng thời) - Chiếc xe dừng lại, hành khách lục tục xuống xe. (nối tiếp)