Đáp:
Một quan niệm về từ láy, có lẽ vào loại rộng nhất, là quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn. Theo quan niệm đó thì từ láy là “loại từ ghép, trong đó, theo con mắt nhìn của ngời Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp đợc kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm đợc thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tơng ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần) Sở dĩ trong định nghĩa phải nói … theo con mắt nhìn của ngời Việt hiện nay là vì có nhiều tổ
hợp vốn trớc đây thuộc vào kiểu ghép nghĩa, nhng hiện nay đứng trên diện đồng đại mà xét thì đã chuyển sang thành kiểu láy âm”.
Dù rằng đã thuộc loại quan niệm rộng nhất hiện nay về từ láy, nhng theo quan niệm đó thì các loại từ nh sau cũng vẫn bị loại ra khỏi phạm vi của lớp từ này. Đó là:
- Những từ mà hai yếu tố chỉ có sự láy lại ở riêng thanh điệu (kiểu nh: tình cờ, vững chãi, bẩn thỉu ) nh… quan niệm của Lê Văn Lí về từ ngữ kép phản phúc.
- Những từ mà chỉ có sự láy lại ở riêng âm chính trong hai yếu tố (kiểu nh: ton hót, tun hút, vờn t- ợc, tạp nham, kín mít, éo le ).…
- Những tổ hợp mà sự láy lại chỉ là cách lặp của lời nói, không có khả năng tạo đơn vị cho ngôn ngữ (kiểu nh: vâng vâng, dạ dạ, phải phải, có có, không không ). Chẳng hạn, sự lặp lại các đơn…
vị từ vựng trong bài thơ sau đây:
Vất vất, vơ vơ cũng nực cời! Căm căm, cúi cúi có hơn ai?
Nay còn chị chị, anh anh đó, Mai đã ông ông, mụ mụ rồi.
Có có, không không lo hết kiếp, Khôn khôn, dại dại chết xong đời.
Chi bằng láo láo, lơ lơ vậy,
Ngủ ngủ, ăn ăn nói chuyện chơi.
(Khuyết danh)
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng muốn đa ra khỏi phạm vi từ láy những loại từ sau: - Những từ vốn là từ ghép, nhng một trong hai yếu tố hiện không còn rõ nghĩa, nh: chùa chiền, tuổi tác, sân sớng, hỏi han…
- Những từ vốn là từ gốc Hán, nh: hỗn độn, hùng hổ, hàn huyên, lỡng lự, bàng hoàng…
- Những từ là danh từ định danh sự vật, nh: chuồn chuồn, cào cào, ba ba, bơm bớm, châu chấu, chôm chôm, tu hú, thằn lằn, chẫu chàng, chèo bẻo, bìm bịp…
- Những tổ hợp thực chất chỉ là sự lặp lại của một đơn vị từ vựng, nh: ngời ngời, ngày ngày, ai ai, bàn biếc, học hiệc…
Với sự loại trừ nh vậy, từ láy chỉ bao gồm những từ đợc tạo ra bằng phơng thức láy, trong đó, mỗi từ nhiều nhất là có một tiếng gốc. Thấy rõ đặc điểm của từ láy là có sự hài hoà về ngữ âm và có giá trị biểu cảm, gợi tả, nhng xét đặc điểm các đơn vị cấu tạo từ láy so với từ ghép và thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp thừa nhận “có thể coi từ láy cũng là một hiện tợng ghép đặc biệt: một đơn vị đợc ghép với chính nó để tạo ra một đơn vị mới”. Một số tác giả khác cho rằng “phơng thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy” (Mai Ngọc Chừ), hoặc là “một loại từ ghép thực bộ phận gồm hai từ tố – một từ tố vốn là nguyên vị thực và một từ tố vốn không phải là nguyên vị thực – có quan hệ lấp láy với nhau. Có thể gọi nó là từ ghép thực bộ phận lấp láy, hoặc gọn hơn, từ ghép lấp láy” (Hồ Lê).
Cách nhìn thứ hai coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trng hoá. Cách nhìn này thể hiện ở nhận định cho rằng trong từ láy có sự chi phối của luật hài âm, hài thanh. Theo Hoàng Tuệ, từ láy nên đợc xem xét về mặt cơ trình cấu tạo của nó nữa, chứ không thể chỉ về mặt cấu trúc mà thôi: “Nên hiểu rằng láy, đó là phơng thức cấu tạo những từ mà trong đó có một sự tơng quan âm – nghĩa nhất định. Tơng quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp trong trờng hợp những từ nh
gâu gâu, cu cu …Nhng tơng quan ấy tinh tế hơn nhiều, đợc cách điệu hoá trong những từ nh lác
đác, bâng khuâng, long lanh… Sự cách điệu hoá ấy chính là sự biểu trng hoá ngữ âm Cho nên…
láy là một sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trng hoá”.
Khi thừa nhận láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trng hoá thì chính là đã “coi láy là một cơ chế”. Quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp. Cơ trình này quán xuyến cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Cơ trình cấu tạo từ láy chịu sự chi phối của xu hớng hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trng hoá (Hoàng Văn Hành). Thấy rõ mối quan hệ ngữ âm trong từ láy có giá trị biểu trng, nhiều tác giả xác định rõ thêm: Quan hệ ngữ âm trong từ láy không nên giải thích một cách chung chung mà nên hiểu “có quan hệ ngữ âm” trong từ láy là sự lặp lại một hình thức ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, hoặc vần, hoặc toàn bộ âm tiết) giữa các thành tố của từ láy (Phi Tuyết Hinh).
…
Hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tợng láy trong tiếng Việt tất yếu dẫn đến những định nghĩa khác nhau về từ láy. Nếu coi láy là ghép thì từ láy âm là từ ghép mà các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm (Nguyễn Tài Cẩn). Đó là “từ ghép láy âm đ… ợc tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc hai âm tiết có quan hệ ngữ âm trên cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân các âm tiết chính hoặc các từ tố chính” (Nguyễn Văn Tu).
Ngợc lại, nếu coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trng hoá thì những nhà nghiên cứu ủng hộ quan niệm này đều thừa nhận từ láy đợc tạo ra từ một phơng pháp cấu tạo từ đặc biệt. Hoàng Tuệ coi từ láy là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm. Đỗ Hữu Châu coi từ láy “là những từ đợc cấu tạo theo phơng thức láy, đó là phơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo qui tắc biến thanh, tức là qui tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm cao và thấp: ngang, hỏi, sắc/huyền, ngã, nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa”. Nguyễn Thiện Giáp lại coi từ láy là “những cụm từ cố định đợc hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi về ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả”. Coi láy là một cơ chế, một phơng thức cấu tạo từ ở đó diễn ra sự hoạt động của một hệ những những qui tắc chi phối việc tạo ra những từ đa tiết mà các tiếng của chúng nằm trong thế vừa điệp vừa đối, Hoàng Văn Hành xem “từ láy là từ đợc tạo bằng phép trợt để nhân đôi từ tố gốc dới sự chi phối của qui tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy”; “Từ láy là từ đợc cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những qui tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng vừa điệp vừa đối hài hoà với nhau về ngữ âm có giá trị biểu trng hoá”. Diệp Quang Ban xem “từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) đợc tạo ra bằng phơng thức hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”.
(Theo Hà Quang Năng: Dạy và học từ láy ở trờng phổ thông.
NXB GD HN. 2005)