NGAY TỪ ĐẦU TRUYỆN, TG ĐÃ GIỚI THIỆU NHÂN VẬT CHÍNH

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 10 trọn bộ (Trang 129 - 131)

GIỚI THIỆU NHÂN VẬT CHÍNH NTN? CÁCH GIỚI THIỆU NHƯ VẬY CÓ TÁC DỤNG GÌ? ? VÌ SAO NTV QUYẾT ĐỊNH ĐỐT ĐỀN? CHÀNG ĐÃ LÀM VIỆC ĐÓ NTN? EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ HÀNH ĐỘNG ĐỐT ĐỀN CỦA CHÀNG?

+ Phần 2 (tiếp theo đến …tan tành ra như cám vậy): hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh, vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác.

+ Phần 3 (còn lại): Tử văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên và lời bình.

- Chủ đề: Miêu tả người trí thức Tử Văn với tinh thần cương trực, dũng cảm đốt đền, đồng thời làm rõ hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí, giành chiến thắng.

4.Thể loại: truyền kì

- Chịu ảnh hưởng của truyền kì TQ từ đời Đường. - Kể chuyện bằng văn xuôi chữ Hãn có xen thơ ca,

các lời bình luận của tg hoặc của người khác ở cuối môĩ truyện.

- Mang đậm yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng cũng đậm chất hiện thực, phản ánh khát vọng phá bỏ bất công, ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc của con người VN đương thời.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhân vật Ngô Tử Văn

- Giới thiệu: trực tiếp, ngắn gọn tên họ, quê quán; tính

tình, phẩm chất giời thiệu bằng những từ ngữ khẳng định, khen ngợi: khảng khái, nóng nảy, nổi tiếng vùng Bắc là người cương trực.

-> Đây là cách mở truyện truyền thống của VHTĐ, cách giới thiệu định hướng cho người đọc khi đọc truyện. - Đốt đền:

+ Nguyên nhân: Vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân.

-> Thể hiện tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại..

Cũng tỏ quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân.

+ Hành động: chàng làm rất cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt… tự tin vào hanhd động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ.

+ Đốt xong: vung tay không cần gì cả, còn mọi người thì lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng.

- Hậu quả:

+ TV hết sốt nóng lại sốt rét.

+ Hồn ma cư sĩ bách hộ Thôi buông lời mắng mỏ chàng, đe doạ chàng: tấm gương Cố Thiệu thời Tam Quốc, quyết kiện chàng tới Phong Đô.

- Thái độ của TV trước lời nói của cư sĩ họ Thôi: biết

rõ sự thực, tự tin vào việc mình làm, vốn tính cương cường, chàng coi thường, vẫn cứ ngồi tự nhiên ngất ngưởng, không coi những lời đe doạ của tên mũ trụ kia là gì…

? HẬU QUẢ ĐẦU TIÊN CỦA VIỆC ĐỐT ĐỀN LÀ GÌ?

? PHÂN TÍCH CỬ CHỈ, THÁI ĐỘ CỦA TV TRƯỚC LỜI NÓI CỦA CƯ SĨ HỌ THÔI?

? CUỘC GẶP GỠ VỚI THỔ CÔNG CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT CHÍNH? CHO TA BIẾT GÌ VỀ THỰC TẾ XH LÚC BẤY GIỜ?

? TINH THẦN, THÁI ĐỘ VÀ LỜI NÓI CỦA TV TRÊN ĐƯỜNG BỊ QUỶ SỨ BẮT ĐI VÀ TRONG ĐIỆN, TRƯỚC DIÊM VƯƠNG?

? KẾT QUẢ XỬ KIỆN CỦA DIÊM VƯƠNG NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?

? Việc TV được tiến cử làm phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

? Truyện còn ngụ ý phê phán những ai và những hiện tượng, vấn

+ Thổ công – nạn nhân yếu đuối vì già cả: được giúp đỡ bất ngờ, cảm kích đến mừng, nói rõ sự thật, cung cấp chứng cứ, mong TV quyết tâm làm việc nghĩa đến cùng. -> đó là lô gích tạo ra sự phát triển của câu chuyện. + Phản ánh một thực tế - được kì ảo hoá- hiện tượng thần thánh ở các đền miếu gần quanh tham của đút lót nên đều bênh vực cho tên họ Thôi, khiến Thổ công đành cam chịu thất bại.

+ Người làm việc tốt, việc nghĩa sẽ được đồng tình, ủng hộ.

- Khi bị bắt đến Minh ti (âm phủ)

+ Điềm nhiên, không hề khiếp sợ trước cảnh địa ngục rùng rợn, quỷ sứ đe doạ.

+ TV một mực kêu oan, đòi được phán xét minh bạch, công khai.

+ Bị kết thêm tội bướng bỉnh, ngoan cố, bị Diêm Vương mắng hỏi… bấy nhiêu sự đe doạ của cường quyền không làm nhụt chí, không khiến chàng run rẩy, khiếp sợ.

+ Chàng tự tin vào sự thật, vào chính nghĩa trong hành động của mình: cứ sự thật giãi bày, lời nói cứng cỏi không chịu nhún nhường, tranh biện trực tiếp với tên đội mũ trụ.

+ Kết quả: TV đã chiến thắng, cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái ác, cái gian tà. Tên họ Thôi bị trựng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền.

Khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời.

- TV được tiến cử làm phán sự đền Tản Viên (chức quan xử án):

+ Là phần thưởng xứng đáng biết ơn TV và phần thưởng dành cho người ngay thẳng, cứng cỏi, dũng cảm có bản lĩnh.

+ Mong muốn của nhân dân có một vị quan thanh liêm, chính trực, ngay thẳng, luôn đứng về phía lẽ phải.

2. Những ngụ ý phê phán:

- Hồn ma tướng Minh giả mạo Thổ công: sống, chết đều hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân, hại thần và đã bị Diêm Vương - đại diện công lí trừng trị đích đáng.

- Hiện tượng oan trái, bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác làm càn được bao che, thánh thần

ở cõi âm cũng tham nhũng để cái ác lộng hành. Diêm Vương cộng sự quan liêu, xa dân, để bao người tốt chịu oan ức, bất công, ngang trái.

3. Nghệ thuật kể chuyện và vai trò của yếu tốkì ảo kì ảo

- NT kể chuyện hấp dẫn, kể chuyện theo thời gian, biến hoá linh hoạt, tự nhiên và lô gích; thắt nút,

đề gì trong XH đương thời?

? NT kể chuyện kết hợp chuyện thật với các yếu tố kì ảo được biểu hiện và có tác dụng ntn?

4. Củng cố: Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện?

mở nút hợp lí.

- Yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn chuyện người, chuyện thần, chuỵen ma, thế giới thực ảo, trần thế, địa ngục… làm cho câu chuyện hấp dẫn.

III. Tổng kết

1. Nội dung: Truyện đã xây dung được nhân vậtNTV khảng khái, cương trực, dám đấu tranh NTV khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, một người trí thức nước Việt. Đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

2. Nghệ thuật: Kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, nhânvật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính.

Tiết 72 Làm văn LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠTGiúp HS: Giúp HS:

- Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học; đồng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý.

- Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi với đời sống hoặc công việc học tập của các em.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ1. Thầy: 1. Thầy:

- Phương tiện: sgk, sgv…

- Phương pháp: trao đổi, thảo luận, phát vấn, củng cố kiến thức… 2. Trò:

- Chuẩn bị bài chu đáo.

- Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh. C. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:

- Khái quát phẩm chất, tính cách của Ngô Tử Văn qua hành động phi thường, động trời của chàng? 3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

? THẾ NÀO LÀ MỘT ĐOẠN VĂN? MỘT ĐOẠN VĂN PHẢI ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG YÊU CẦU NÀO TRONG SGK ĐÃ NÊU? (GV CHO HS NÊU RỒI CHỐT LẠI KIẾN THỨC ĐÃ CÓ TRONG SGK, KHÔNG CẦN CHO GHI)

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 10 trọn bộ (Trang 129 - 131)