*.Ổn định tổ chức lớp
*. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những giá trị văn học và giá trị lịch sử của bài Tựa trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)
H : trả lời G: đánh giá *. Bài mới :
G dẫn dắt bằng cách nêu câu hỏi : Em đã từng được đến thăm văn miếu QTG chưa? Em có những ấn tượng gì về nơi đó ? Điều gì làm em thấy ấn tượng nhất ?
Hàng năm , tại văn miếu QTG có rất nhiều sự kiện trọng đại diễn ra , em có biết sự kiện nào?( Gặp mặt các thủ khoa các trường đại học, đầu năm có lễ...)
G: vào bài.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
G : yêu cầu H theo dõi vào SGK
Dựa vào SGK giới thiệu những nét chính về tác giả Thân Nhân Trung?
Bài kí này là một trong 82 bài văn bia ở văn miếu -HN. Nó như một lời tựa
chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở VM .
G có thể giới thiệu : trước phần trích có một đoạn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428-1484), tuy các vua Lê thuở ấy đều có ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Sau phần trích là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất .
G : đọc một lần bài kí
? Xác định bố cục bài văn ?nêu nội dung từng đoạn .
I. Đọc - tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
-Thân Nhân Trung(1418-1499), tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469.
- Từng là Tao đàn Phó Nguyên súy trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập .
2. Tác phẩm:
- Thể loại : Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự kiện trọng đại, hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức để lưu truyền cho đời sau.
- Xuất xứ: Bài văn bia được viết năm 1484, thời Hồng Đức .
- Bố cục: 2 đoạn
+ Đoạn 1: (từ Tôi dẫu nông cạn vụng về đến
làm đến mức cao nhất ) : nêu giá trị của hiền tài
đối với đất nước .
+ Đoạn 2: (còn lại) : nêu ý nghĩa của việc dựng bia , khăc tên người hiền tài.