I, Đọc –tìm hiểu chung:
b, Cảnh sông Bạch Đằng và tâm trạng của nhân vật khách.
được thể hiện qua những chi tiết nào?
?Mục đích dạo chơi thiên nhiên , chiến địa của khách?
-Tử Trường: Tiêu dao -Nhân vật khách: Hoài cổ.
Danh lam thắng cảnh đất Việt trong một không gian cụ thể:
Tác giả nhìn SBĐ: Có cảnh thấy trực tiếp bằng mắt thường, có cảnh tưởng tượng bằng hồi ức, em hãy chỉ rõ?
?Trước cảnh tượng đó, với tâm hồn phong phú nhạy cảm, tác giả có cảm xúc như thế nào?
a, Tư thế và cảm hứng của nhân vật khách.
Giương buồm giong gió chơi vơi Lướt bể chơi trăng mải miết.
- Người có tâm hồn, cảnh nên thơ. Khánh giong buồm mặc sức trên nước dưới ánh trăng say xưa. Cảnh mênh mông, phóng khoáng thơ mộng->tạo cảm giác thi vị,lãng mạn. ->Tư thế ungdung của nhân vật khách.
+Nhắc tới những địa danh,điển cố Trung Quốc- bộc lộ tâm hồn,chí khí thanh cao.
- Cảm hứng say mê đầy hứng khởi đi du ngoạn thả hồn hoà với cảnh vật.
(Tao nhân mặc khách xưa có thú đi du ngoạn để học hỏi. Những cuộc đi của khách không chỉ để tìm thi liệu mà còn để bồi bổ những tri thức về những trang sử nước nhà như một Tử Trường(Tư Mã Thiên).
Mục đích: Thoả mãn sở thích của mình, qua những lam thắng cảnh này tác giả muốn tìm đến nhưng di tích lịch sử có ý nghĩa để chiêm ngưỡng.)
->Chứng tỏ tâm hồn của khách phong phú, thanh cao, lịch lãm->Phong cách của những nhà nho xưa với tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên.
b, Cảnh sông Bạch Đằng và tâm trạng của nhân vậtkhách. khách.
Qua cửa Đại Than...
Bát ngát sóng kình muôn dặm Thướt tha đuôi thi sĩ một màu...
-Địa điểm khách đã đi qua: Đại Than, Đông Triều..->Để đến SBĐ.
-Mắt thường: Sóng kình ,đuôi trĩ, ba thu(tháng (Không gian: Phong cảnh lớn). thứ 3 của mùa thu(t) cuối mùa thu).
-Hồi ức: Sông chìm, giáo gãy,gò đầy xương khô. ->Dấu tích của cuộc chiến: SBĐ là nơi chôn thây
giặc, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt->Những chiến thắng oanh liệt.
*Tâm trạng nhân vật:
Cảnh đẹp: Hoành tráng, rộng lớn ->Tâm trạng con người vui.(Nhưng cảnh cũng ảm đạm, gợi buồn. Khách từ tâm trạng phơi phới tràn đầy hào khí đã bi tác động mạnh của hoàn cảnh, tỏ ra một tâm hồn phong phú, nhạy cảm): Đứng sững, buồn tiếc, ngậm ngùi.
“ Buồn vì thảm cảnh Đứng lặng giờ lâu ...lưu.”
->Cảnh đã gợi trong lòng khách nỗi buồn man mác vì thảm cảnh tiêu điều, nuối tiếc vì cảnh chiến trường xưa oanh liệt là thế, đáng tự hào là thế, nay trơ trọi, hoang vu dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết.
=>Tác giả vừa vui, vừa tự hào,vừa buồn đau, nuối tiếc.
2,Hình tượng các bô lão.
?Thái độ tiếp khách của các bô lão?
?Nội dung câu chuyện kể?
?Em hãy nhận xét về giá trị lời kể của các bô lão?
Đọc đoạn 3 &cho biết những yếu tố nào làm nên chiến thắng BĐ?
Gv đọc lại lời ca.
dân địa phương).
-Tôn kính Khách, nhiệt tình, hăm hở kể lại những chiến công xưa.
b,Nội dung và cảm xúc trong lời kể.
-Kể về chiến tích :
“Đây là chiến địa...
....Hoằng Thao” -Kể bám sát tình hình, diễn biến trận đánh: +Hai bên tập trung binh lực hùng hậu . “Thuyền bè muôn đội,...
....sáng chói” +Trận đánh diễn ra gay go quyết liệt: ...được thua chửa phân, ...bắc nam chống đối.
->Đó là sự đối đầu không chỉ về lực lượng mà còn là đối đầu về ý chí: Ta với lòng yêu nước,với sức mạnh chính nghĩa, địch “thế cường” với bao mưu ma chước quỷ. +Trận chiến diễn ra ác liệt :
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, Bầu trời đất chừ sắp đổi.
->những hình tựợng kì vĩ ,mang tầm vóc của đất trời,những hình tượng đặt trong thế đối lập, báo hiệu một cuộc thuỷ chiến kinh thiên động địa.
+Cuối cùng ta cũng chiến thắng: “Thế nhưng....
...rửa nổi”.
->So sánh với những chiến trận to lớn trong lịch sử chiến tranh TQ thời xưa, cho thấy rõ chiến thắng vẻ vang của dân tộc và biểu hiện lòng tự hào dân tộc của người kể. *Nhân xét: Lời kể của các bô lão súc tích, đầy cảm hứng có sự hồi hộp nhưng cũng có sự sảng khoái như của chính người trong cuộc.Tác giả kết hợp câu ngắn dài một cách sinh động nhằm mục đích gợi lại không khí trang nghiêm đầy căng thẳng trong cuộc chiến.
c,Lời bình luận của các bô lão.
-Những yếu tố làm nên chiến thắng BĐ: +Địa thế sông núi hiểm trở.
+Con người : nhân tài, có sự đồng lòng, đoàn kết trên dưới của dân tộc, đề cao vai trò của con người.
->Lời bình hào hùng mà sâu lắng, thiêng liêng và có tầm triết lí.
d,Tâm trạng và lời ca của các bô lão.
-Tâm trạng: cùng mang một nỗi buồn đau tiếc nuối như khách.
-Lời ca: Lời lẽ tự nhiên, sảng khoái, dõng dạc về một chân lí : bất nghĩa tiêu vong, anh hùng sẽ lưu danh
->Lời ca đầy sảng khoái như một tuyên ngôn dõng dạc, chắc nịch như một chân lí với niềm tự hào về truyền thống anh hùng.
?Em có nhận xét gì về lời ca và tâm trạng của các bô lão?
?Giá trị lời ca khách đã tiếp nối là gì? Lời ca bộc lộ điều gì?
?Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú?
-Như hoà nhập cùng nhịp tâm hồn bô lão.(nhắc lại lời của các bô lão : khẳng định, ngợi ca công đức của hai vua Trần, chiến công anh hùng của dân tộc).
-Bày tỏ khát vọng hoà bình & khẳng định sức mạnh của lẽ sống, đạo đức của dân tộc.Đánh giá chiến thắng sâu hơn bô lão:
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
“Đức”: chính là lòng yêu nước, thương dân-> nguồn gốc sức mạnh chiến đấu và cũng là lẽ sống của dân tộc.
_Giọng ca êm ái sâu lắng và có sức ngân vang.
Từ tâm trạng buồn, khách chuyển sang tâm trạng hân hoan, tự hào phơi phới và tin tưởng.
->Cảm hứng bi tráng của phú: vui- buồn- hân hoan- tự hào.
III-Tổng kết.
1,ND: Phú SBĐ là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần. Bài phú đã thể hiện niềm yêu nước và niềm tự hào dân tộc- tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc VN.Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người.
2,NT: Phú SBĐ là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHVN thời trung đại: cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát,triết lí,ngôn từ vùa trang trọng hào sảng, vừa lắng đọng gợi cảm.
Tiết 58,59,60 Văn ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp VH của Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới và vị trí của ông trong lịch sử VHdt: nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca tiếng Việt.
- Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô: bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác VH kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và văn chương.
- Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong
- Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dt; yêu quý di sản văn hoá của cha ông. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY, TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy:
- Phương tiện: sgk, sgv, stk…, tranh ảnh, một số bài thơ của Nguyễn Trãi… - Phương pháp: trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, đàm thoại gợi mở… 2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài chu đáo.
- Ôn lại những bài đã học về Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn lớp 7,8. - Đọc kĩ các chú thích.