Tìm hiểu chung.

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 10 trọn bộ (Trang 47 - 55)

1. Thể loại “Truyện cười”

- Khái niệm : Là những truyện có dung lượng nhỏ, mô tả những khía cạnh tức cười của các hiện tượng trong cuộc sống ( thường là các hiện tượng tiêu cực)

- Truyện cười: có hai loại:

+ Truyện khôi hài: chủ yếu nhằm much đích giải trí.

+ Truyện trào phúng: Có mục đích phê phán các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội xưa với những thói hư tật xấu.

2. Truyện tam đại con và Nhưng nó phải bằng

hai mày.

- Thuộc loại truyện cười trào phúng. - Đọc –kể tóm tắt .

- Chủ đề:

+Truyện Tam đại con gà phê phán sự dốt nát và thói giấu dốt của thầy đồ.

+ Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày phê phán bản chất tham nhũng của thầy lý và thái độ giếu cợt đối với nhân vật Cải.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1 Truyện Tam đại con gà.

* Giới thiệu :Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” Nói nên bản chất của thầy đồ dốt nhưng lại khoe mình là giỏi. ậ đây >< trái tự nhiên dốt >< khoe giỏi

Câu chuyện phê phán thói dốt hay nói chữ ở chỗ ntn?

? Tình huống khó xử thứ nhất của thầy đồ là gì ?

? thầy đồ đã xử lý như thế nào?

? Qua cách xử lý cho ta thấy điều gì về thầy đồ?

G : Thầy liều lĩnh bao nhiêu trong cách dậy trẻ thì lại thận trọng bấy nhiêu trong cách giấu dốt. Liệu cách gữ thé bí của thầy đồ có giúp được thầy trong việc dạy trò không ?

? Tình huống khó xử tiếp theo của thầy đồ là gì ? ? Cách xử lý của thầy đồ ra sao?

? cách xử lý có ý nghĩa gì?

? Mâu thuẫn của vấn đề là ở chỗ nào?

? ý nghĩa của truyện ?

- Có người tưởng giỏi nên đã mời về dạy trẻ.Xuất hiện tình huống khó sử của thầy. a- Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ : Mâu thuẫn này đựơc bộc lộ qua các tình huống khó xử của thầy đồ.

* Tình huống thứ nhất: Gặp chữ “ kê” trong sách”Tam thiên tự”thầy không biết đọc , học trò hỏi gấp

- Xử lý: Thầy trả lời liều + Nói liều: dủ dỉ là con dù dì. + Bảo học trò dọc khẽ. (Thận trọng) + Xin đài âm dương.( Thận trọng)

+ Ngồi bệ vệ trên giường, bảo học trò đọc to. (Đắc chí)

- ý nghĩa:

+ Cho thấy thầy vừa dốt kiến thức sách vở vừa dốt kiến thức thực tế: dủ dỉ không phải là chữ Hán, trong thực tế làm gì có con dủ dỉ.

+ Thầy rất thận trọng trong việc giấu dốt

* Tình huống thứ hai: bố của học trò hỏi thầy: “ Kê là gà, sao thầy kại dạy ra “dủ dỉ”là con “dù dì”?

- Xử lý:

+Suy nghĩ của thầy: mình đã dốt thỏ công nhà này còn dốt hơn: rõ ràng thầy cũng ý thức được việc mình dốt .

+ Chống chế: vẫn biết “ kê” là gà, nhưng dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà...( Tìm lối thoát phi lí hơn)

- ý nghĩa:

+ Thầy ý thức được việc dốt của bản than nhưng cố tình dấu dốt.( không biết phải khấn thổ công, chê thổ công)

+ Tạo nên mâu thuẫn trái tự nhiên, dốt lại còn giấu dốt, càng giấu dốt thì bản chất dốt càng bộc lộ rõ.

 tiếng cười bật lên từ sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói của thầy đồ để giấu dốt.( Đây là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

b. ý nghĩa truyện: -Phê phán thói khoe mẽ.

- Phê phán thói giấu dốt- một thói xấu có thật trong một bộ phận nhân dân.

? Ngay từ đầu, các nhân vật được giới thiệu ra sao, tác giả dân gian có dụng ý gì khi đưa chi tiết Ngô và Cải cùng lót tiền trước ?

? Hãy chỉ ra và phân tích các thủ pháp gây cười trong truyện.?( chú ý cử chỉ và hành động) / Các nhân vật đã dùng tín hiệu giao tiếp với nhau như thế nào? khiến cho ta liên tưởng tới điều gì? Do đâu người đọc thấy buồn cười

? Từ “phải” có thể hiểu theo những nghĩa nào?

- khuyên mọi người hãy từ bỏ thói giấu dốt, mạnh dạn học hỏi không ngừng.

2. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày:

• Giới thiệu -Lý trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

• Ngô, Cải đều đút lót cho thầy

Đưa việc Ngô và Cải để chứng tỏ tài năng xử kiện của lý trưởng đến độ nào?

a. Các thủ pháp gây cười trong truyện:

- Xây dựng cử chỉ, hành động gây cười: giống cử chỉ, hành động của các nhân vạt trong kịch câm- mang nhiều ý nghĩa:

• Quan hệ giữa Lí – Ngô- Cải : đã được dàn xếp

• >< xuất hiện khi thầy sử Cải bị 10 roi • Màn kịch diễn ra:1 bị động – 1 chủ động 1 xin xét lại-1 cứ quyết Động tác của 2 bên hoàn toàn trái ngược nhau

+ “ Cải vội xòe tay...” nhắc thầy lý số tiền mình lót trước, trông đợi sự nhớ lại của thầy lý.

+ “ Thầy lý...ngón tay mặt” sự thừa nhận ngầm của thầy lý và như có hàm ý khác “ Cái phải” đã bị “cái trái” úp lên, che lấp mất rồi.

- Kết hợp cùng cử chỉ gây cười và lời nói gây cười:

+ Ngôn ngữ nói: công khai cho tất cả mọi người có mặt nghe.

+ Cử chỉ ( động tác ): chỉ có thày lý và Cải hiểu  Hai ngôn ngữ ấy thống nhất, làm rõ nghĩa cho nhau để chỉ rõ cái phi lí của sự phân xử: lẽ phải được tính bằng năm ngón tau, hai làn lẽ phải tính bằng mười ngón tay. Ngón tay của Cải trở thành ký hiệu tiền tệ cho lượng tiền đút lót của Cải và Ngô. Cải nghĩ rằng mình sẽ được kiện không ngờ hành động, cách giải thích của thầy làm Cải không kịp trở tay rơi voà tình trạng bi hài: Vừa mất tiền vừa bị ăn đòn.

Lẽ phải= tiền , tiền quyết định lẽ phải , tiền nhiều lẽ phải nhiều.

- Dùng hình thức chơi chữ để gây cười.

• Từ “ phải” trong truyện có nhiều nghĩa + “ Phải”: Chỉ tính chất-> chỉ lẽ phải, cái đúng, người đúng.

+ “ Phải”: Chỉ số lượng -> chỉ điều bắt buộc,nhất thiết cần có: mức tiền đút lót.

Thày lý dùng từ “phải” lập lờ cả hai nghĩa ấy, vừa vô lí , vừa hợp lí . Cái hợp lí thay thế cái vô lí ->tiếng cười được bật ra.

- Truyện có kết cấu ngắn gọn, kết thúc bất ngờ. b. ý nghĩa của truỵện:

- Phê phán, đả kích đối với sự tham nhũng của những tên xử kiện- thầy lí.

- Thái độ đối với Cải: Cải vừa là nạn nhan của thói tham nhũng, vừa là thủ phạm của thói xấu Vừa đáng thương vừa đáng giận.

III. Tổng kết: GHi nhớ SGK(79,80) IV. Luyện tập: Bài tập luyện tập Sgk

Tiết 26-27: Văn.

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA A.Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm nhận đượctiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm đà màu sắc dân gian của ca dao.

- Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.

- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng của họ. B. – Chuẩn bị của thầy và trò

1. Chuẩn bị của thầy: Soạn bài, tìm hiểu thể loại ca dao , sưu tầm một số bài ca dao cùng trong mảng chủ đề .

2. Chuẩn bị của trò: đọc bài, soạn bài theo câu hỏi , sưu tầm những tư liệu có liên quan đến bài học.

C – Nội dung và tiến trình tiết dạy

*.Ổn định tổ chức lớp

*. Kiểm tra bài cũ : ? Phân tích nghệ thuật gây cười qua hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

*. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt G: gọi1 H đọc phần tiểu dẫn SGK

? Ca dao là gì? Ca dao có những đặc điểm gì nổi bật về nội dung và nghệ thuật?

Ca dao có những đặc trưng của vhdg, khác với văn học viết....

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại ca dao:

- Khái niệm SGKtrang 19.Là những câu hát có vần điệu, nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

- Đặc điểm:

+ Nội dung : Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội, đất nước. Cadao là tiếng nói của cộng đồng ...( thiên về trữ tình).

+ Nghệ thuật:

Gọi H đọc chùm ca dao. Xác định chủ đề của các bài ca dao?

G: đọc bài 1,2

? Phát hiện và chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai bài ca dao?( Bằng sự hiểu biết về ca dao, em chỉ ra biện pháp NT được sử dụng trong bài 1, 2)

? Thân em được so sánh với những hình ảnh nào? ? Hai bài ca dao có cách thể hiện như thế nào về cùng chủ đề than thân tạo nên nét riêng?.

? Cho H thảo luận về những hình ảnh so sánh: tấm lụa đào, củ ấu gai ... những hình ảnh đó có giá trị như thế nào trong việc thể hiện chủ đề than thân. G: Ca dao có một hệ thống bài ca mở đầu bằng cụm từ “ thân em như...” được xem như lời chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bối cảnh trên , em liên tưởng đến cảnh ngộ và số phận của nhân vật trữ tình ntn?

. Thể thơ: thường là thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

. Ngôn ngữ: ngắn gọn, mang đậm sắc thái dân gian.

. Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ. 2. Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: a. Đọc:

b. Chủ đề:

- Bài 1, 2: lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, sắt son.

- Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết bồn chồn.

- Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu. - bài 6: Nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng.

II. Đọc –hiểu văn bản:

1. Bài ca dao số 1,2. - Nét chung:

+ Mở đầu = cụm từ “thân em như” : Xác định rõ đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là tiếng nói, là tình cảm, là lời than thân ngậm ngùi, xót xa; nhấn mạnh, tạo sự chú ý với người tiếp nhận.

+ hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai. - Nét riêng:

+ Bài 1:

• Tấm lụa đào( Lụa hồng rất đẹp và quý) Gợi ra vẻ đẹp tự nhiên duyên dáng, đầy nữ tính, đáng được trân trọng

Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình( như tấm lụa đào).

• Giữa chợ ( Bối cảnh sử dụng)

Không nơi bấu víu, bị phụ thuộc hoàn toàn vào người mua, cách sử dụng của từng người mua chúng. Từ đó bài ca dao làm nổi bật lên số phận của người phụ nữ xưa là hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi của cuộc đời.Họ không chủ động, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình (Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?), chẳng khác gì một món hàmg để mua bán.

Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình chính là ở chỗ khi người con gái bước vào độ tuổi đẹp nhất thì cũng là lúc họ lại lo cho thân phận , tương lai của họ

+ bài 2: Nhấn mạnh, khẳng định giá trị thực của người con gái . Bài trên nhấn mạnh vẻ đẹp phơi

? Vậy giá trị tư tưởng của hai bài ca dao trên là gì?

G: đọc bài ca dao 3.

? Cách lập ý ( mở đầu) ở bài ca dao này có gì khác so với hai bài trước?

G: giảng : lối mở đầu này cũng thường thấy trong ca dao:

Trèo lên cây bưởi hái hoa. Trèo lên cây gạo cao cao.

? Có thể hiểu đại từ phiếm chỉ “ai” ntn?

?Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người như thế nào?Vì sao tác giả dân gian lại phải dùng đến cả 1 hệ thống so sánh , ẩn dụ bằng những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để nói lên tình người? ?? Hình ảnh “ Sao Vượt chờ trăng giữa trời” có ý nghĩa gì?

Giải thích : sao Vượt là tên cổ của sao Hôm

G: dẫn dắt : thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung nhất là thương nhớ trong tình yêu .Vâỵ mà cũng có khi nó lại được dân gian thể hiện một cách cụ thể trong ca dao. Đó là nhờ cách nói mang tính nghệ thuật cao của ca dao.

G: đọc bài 4, gọi 1 H đọc lại. Chủ thể của bài ca dao này là ai?

phi của tuổi xuân thì bài 2 nhấn mạnh đến giá tri thực của người con gái: “ Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.” Lời mời mọc càng khẳng định giá tri thực đó

Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Phải bộc bạch, mời mọc da diết đến vậy vì giá trị của họ không được ai biết đến.

Trong sự khẳng định giá trị có cả nỗi ngậm ngùi, chua xót của người con gái

.

* hai bài ca dao nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ và là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.

2. Bài 3: a. Hai câu đầu :

- Lập ý : Không dùng mô thức “ Thân em…”mà dùng lối nói đưa đẩy, gợi cảm hứng : Trèo lên cây khế nửa ngày. lối mở đầu này cũng thường thấy trong ca dao để nói lên nỗi chua xót vì lỡ duyên thường là của các chàng trai.

-Đại từ phiếm chỉ “ Ai” : mang ý nghĩa xác định chỉ xã hội phong kiến xưa dã từng ngăn cách , làm tan nát bao mối tình. Từ “ai” như xoáy sâu vào lòng người bao nỗi chua xót đắng cay .

-Lối chơi chữ: Khế chua , lòng người cũng chua. Chàng trai hỏi khế đẻ bộc lộ lòng mình, cách hỏi ấy khiến cho lời than càng tha thiết.

b. Hai câu tiếp

-Nghệ thuật so sánh: hệ thống so sánh : trời-trăng –sao : thiên nhiên , vũ trụ to lớn, vĩnh hằng; +Sao Hôm , sao Mai là 1 =sao Kim -> tình nghĩa đôi ta cũng vậy .

+ánh sáng của mặt trăng cũng vốn là ánh sáng từ mặt trời mà có.

-Tình nghĩa con người vẫn bền vững, thuỷ chungnhư thiên nhiên, như vũ trụ vĩnh hầng c. Hai câu cuối:

Hình ảnh “ SaoVượt chờ trăng giữa trời” : thể hiện sự chờ đợi mòn mỏi trong cô đơn và vô vọng.-> duyên kiếp dở dang nhưng tình nghĩa thì vẫn mãi còn, không thay đổi.

? Nhân vật trữ tình đang ở tâm trạng ntn? Bài ca giúp ta nhận ra nhân vật trữ tình ntn?

? Hãy chỉ ra thủ pháp nghệ thuật độc đáo và tạo hiệu quả cao của bài?

? Phân tích giá trị của việc dùng hình ảnh “ cái khăn” trong bài ca dao?

? Nghệ thuật được sử dụng trong bài ca có ý nghĩa gì trong việc diễn tả chủ đề ?

? Hình ảnh “ngọn đèn không tắt” có ý nghiã gì?

- Chủ thể của bài ca dao này là cô gái

-Nội dung : Tâm trạng nhớ người yêu tha thiết - Nghệ thuật:

Ba hình ảnh biểu tượng: khăn - đèn- mắt: nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu. +Hình ảnh: Cái khăn

• Khăn : vốn là vật trao duyên, gợi nhớ người thương. “ Gửi khăn gửi áo gửi lời Gửi dôi chàng mạng cho người đi xa” “Nhớ khi khăn mở trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình” Chiéc khăn quấn quýt bên người con gái như cùng chia sẻ nỗi thương nhớ

• Điệp từ: khăn, được láy lại 6 lần ở vị trí đầu câu thơ

• Điệp ngữ “ Khăn thương nhớ ai” đựoc láy lại 3 lần như một điệp khúclàm cho nỗi nhớ càng triền miên da diết, mỗi lần hỏi nỗi nhớ lại trào dâng.

• Sử dụng các động từ “ xuống, lên, rơi, vắt: nỗi nhớ trải ra trong không gian nhiều chiều, tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò.Nhớ đến nỗi không còn tự chủ được cả bước đi dáng đứng-> Đó là nỗi nhớ có không gian-Cái không gian trải ra nhiều chiều” rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi

Một phần của tài liệu Ngữ Văn 10 trọn bộ (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w