Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 89 - 94)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DNV&N SẢN XUẤT VÀ MỰC IN TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM.

2.2.7.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Nhng hn chế, tn ti cơ bn

Bên cạnh những thành quả của các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In TP HCM vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, ngoài những mặt được nêu ở các chỉ số HQKD còn thể hiện ở các mặt sau:

Nổi lên rõ nhất là các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In phát triển vừa chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, vừa có phần lãng phí nguồn nhân lực.

Sản phẩm Sơn và Mực In có sức cạnh tranh thấp, chủng loại chủ yếu là loại thông thường có hàm lượng công nghệ - chất xám kết tinh trong sản phẩm chưa cao. Việc xây dựng thương hiệu, danh tiếng sản phẩm chưa cao. Việc xây dựng thương hiệu, danh tiếng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức kể cả các DN lẫn cấp quản lý nhà nước.

Chiến lược kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh thường ngắn hạn, chưa được các DN quan tâm đúng mức và xây dựng, phù hợp với kinh tế thị trường, mà còn có phần trông chờ, ỷ lại vào sự nâng đỡ, bảo hộ của nhà nước. Nét đặc trưng của một số DN chưa rõ, thiếu tập trung chiều sâu, còn nặng về kinh doanh tổng hợp, trong điều kiện dung lượng thị trường và vốn của DN còn hạn chế, gây phân tán đầu tư, hiệu quả thấp.

Việc tính toán, hạch toán kết cấu sản xuất kinh doanh của DN có lúc, có phần chưa thực chất, còn mang tính đối phó, do đó không loại trừ trường hợp có những yếu tố "méo mó" trong số liệu hạch toán, dẫn đến việc đánh giá, phân loại DN có lúc thiếu chính xác, không thực chất.

Hoạt động liên kết, liên doanh sản xuất kinh doanh với ngoài vùng, với thành phần kinh tế phát triển còn hạn chế.

Nhng nguyên nhân

+ Nguyên nhân bên trong

Thiếu một định hướng quy hoạch và chiến lược cho đầu tư. Thiếu kiến thức pháp lý về quản lý sản xuất kinh doanh, thiết bị sản xuất không tiên tiến, trình độ tay nghề, công nghệ sản xuất thấp do đó sản phẩm sản xuất ra thiếu sức cạnh tranh, không có thị trường.

Công nghệ, thiết bị sản xuất và quản lý của DNV&N sản xuất Sơn và Mực In, qua điều tra cho biết phổ biến ở mức trung bình so với cả nước, còn một số thiết bị cũ, lạc hậu trong dây truyền sản xuất nhưng chậm được thay thế.

Đối với các DNNN đều hình thành từ thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, sản xuất - kinh doanh không tính đến các yếu tố thị trường, sản xuất - kinh doanh theo mệnh lệnh của nhà nước; vốn nguyên liệu, lao động do Nhà nước cung cấp, sản phẩm do Nhà nước bao tiêu, lỗ do Nhà nước bao cấp.

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các DNNN sản xuất Sơn và Mực In phải đối phó với nhiều thách thức, khó khăn: Công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, trình độ quản lý yếu kém, thiếu thông tin thị trường, người quản lý DN không được đào tạo lại cho nên chất lượng sản phẩm hàng hoá thấp, giá thành sản phẩm cao, mẫu mã kém hấp dẫn. Có một số DN được đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất nhưng do lựa chọn công nghệ chưa tốt sản xuất không đạt công suất thiết kế nhưng vẫn phải tính khấu hao thiết bị, xây lắp, trả vốn và lãi cho Ngân hàng dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn giá bán, vì vậy sản phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được thì lỗ vốn.

Việc trích khấu hao cơ bản của các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In chưa chú ý đến yếu tố hao mòn vô hình; việc thanh lý, nhượng bán những tài sản không sử dụng, không phù hợp với dây chuyên sản xuất không được các DNV&N này tích cực thực hiện nếu thấp hơn giá trị còn lại trên sổ sách (nhưng đây là trường hợp phổ biến) vì theo quy định mới phần chênh lệch này sẽ được xem là phần chi phí phát sinh, giảm lợi nhuận và ảnh hưởng xấu đến HQKD, cũng như việc "bảo toàn vốn" theo quan niệm cũ,…Do đó, chiến lược đổi mới công nghệ - thiết bị không khả thi.

Đối với khu vực DN ngoài quốc doanh: Hầu hết các DN ngoài quốc doanh sản xuất Sơn và Mực In được hình thành trong cơ chế thị trường, một mặt của những DN này là: Bộ máy quản lý DN không cồng kềnh, năng động, sáng tạo, dễ thích nghi với cơ chế thị trường thay đổi. Tuy nhiên bản thân những DN này bộc lộ một số hạn chế: Phần lớn các DN này có quy mô nhỏ, khả năng khai thác nguồn vốn còn hạn chế, không chú trọng đến đầu tư thiết bị, phương tiện sản xuất, cải tiến thiết bị, trình độ quản lý và năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa am hiểu thấu đáo cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước.

Định mức hao phí nguyên liệu, vật tư trong giá thành mới chỉ do DN xây dựng, nhưng không có định mức chuẩn được ban hành chính thức để so sánh, do đó khó khăn trong quản lý giá thành và HQKD.

Các DNV&N thiếu thông tin cập nhật trên nhiều mặt; nhất là thông tin về thị trường, về cạnh tranh, về đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm thay thế,… đặc biệt là những thông tin liên quan đến quốc tế.

Tính liên kết trong kinh tế giữa các DN, giữa các thành phần kinh tế còn hạn chế.

+ Nguyên nhân bên ngoài

TP HCM là nơi có môi trường đầu tư hấp dẫn, nhưng đã bị bão hòa và đang bị các vùng lân cận cạnh tranh như Bình Dương, Đồng Nai…đã làm giảm khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào TP HCM.

Môi trường pháp lý đã được cải thiện song hệ thống pháp luật còn chậm đổi mới, nhiều bất cập và nhất là việc thực thi pháp luật còn quá nhiều khuyết điểm; do đó còn tạo ra ức chế tâm lý nhất định, DN thiếu an tâm khi đầu tư nhất là khi đầu tư vào sản xuất lớn.

Kinh tế thị trường mới sơ khai, chưa ổn định, xu thế chi phí đầu vào luôn trong tình trạng tăng (nguên liệu nhập khẩu), đầu ra sản phẩm có xu hướng giảm, cạnh tranh ngày càng khốc liệt do đó làm cho người sản xuất lo lắng, ngại đầu tư.

Định hướng quy hoạch mặt bằng, ngành nghề chưa có hoặc chưa đảm bảo làm cho nhà đầu tư lúng túng.

Hệ thống các cơ quan cấp vốn, bảo lãnh vốn còn nặng về bao cấp, ít và chưa dám chịu trách nhiệm vê hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên hạn chế khi hỗ trợ DN.

Nhiều phiền hà trong cải cách hành chính vẫn tồn tại; các thủ tục kê khai về thuế, quản lý thị trường và thuê đất còn rườm rà.

Các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In đều có quy mô vốn và lao động nhỏ do đó vấn đề tồn tại, phát triển và nâng cao HQKD vẫn là bài toán khó đối với các DN này trong điều kiện hiện nay.

Công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư chưa được các DNV&N nói chung cũng như cơ quan QLNN của TP quan tâm thực hiện có tính chiến lược; chưa

có cơ quan, tổ chức chuyên trách thực hiện hỗ trợ các DN về công tác này và một số tư vấn khác về đào tạo nhân lực, xây dựng chiến lược kinh doanh.

2.3. Tóm lược

Trong chương 2, đề tài đã tập trung phân tích hiệu quả kinh doanh của các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM sử dụng vốn, lao động và tình hình tiêu thụ là chủ yếu. Qua đây ta thấy, DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM quy mô còn nhỏ, tình hình tiêu thụ sản phẩm bị giảm sút, hàng tồn kho tăng cao, tình trạng ứ đọng vốn các DNV&N này đang bị cạnh tranh bởi các hãng Sơn lớn, DNV&N sản xuất Sơn và Mực In luôn phải tăng giá bán sản phẩm vì vậy thị trường tiêu thụ đang bị thu hẹp. Hiệu quả sử dụng vốn định, vốn lưu động và lao động không cao. Chi phí sử vốn cao dẫn đến hàng loạt khó khăn cho các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In tại TP HCM.

Tuy nhiên, trong tương lai thu nhập của người dân của TP HCM cũng như các tỉnh lân cận sẽ gia tăng, đặc biệt năm 2006 Việt Nam triển khai thực hiện AFTA, các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In muốn tồn tại và phát triển được phải là những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, công nghệ thiết bị hiện đại. Vì vậy, các doanh nghiệp này phải tăng quy mô vốn, từng bước áp dụng công nghệ thiết bị hiện đại vào trong sản xuất Sơn và Mực In để cho chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao, giá thành hạ. Có như vậy các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In mới có sức cạnh tranh và thắng thế trên thị trường hội nhập.

Qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn tỉnh TP HCM, tác giả đã nhận thấy được thành quả và tồn tại cơ bản của các doanh nghiệp này, từ đó đưa ra biện pháp giúp DNV&N sản xuất Sơn và Mực In tại TP HCM nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)