Cơ sở khoa học của nâng cao hiệu quả kinh doanh 1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 28)

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.

Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh (HQKD), mặc dù các nhà nghiên cứu cũng như các nhà kinh doanh đều thống nhất nhìn nhận rằng “ Hiệu quả kinh doanh” là thước đo về mặt chất lượng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, từ nền kinh tế

còn chịu nhiều ảnh hưởng của kinh tế kế hoạch hoá tập trung lại càng đòi hỏi cấp thiết hơn nữa.

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “ Hiệu quả kinh tế: Chỉ tiêu biểu hiện kết của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu”. Tùy theo mục đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như: năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn, … Chỉ tiêu thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực của hoạt động kinh tế, vì vậy khái niệm hiệu quả kinh tế trong kinh doanh có thể được hiểu là hiệu quả kinh doanh, trước hết là khía cạnh hiệu quả đó, là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu, với các chỉ tiêu đánh giá tương ứng …

Như vậy, có thể hiểu “ hiệu quả kinh doanh” là một phạm trù phản ánh về mặt chất lượng trình độ quản lý, khai thác, sử dụng và huy động các nguồn lực của doanh nghiệp. Nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất với chi phí nhỏ nhất. Tỷ lệ chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Vì vậy, khái niệm này chỉ dùng để đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp kinh doanh. Cũng với sự nhìn nhận này, đối với 1 doanh nghiệp đời sống của một sản phẩm thì cũng cần đánh giá, phân tích cả trong quan điểm ngắn hạn lẫn dài hạn để có sự nhìn nhận đúng đắn về quan hệ sản xuất kinh doanh của 1 sản phẩm đó.

Có thể biểu thị hiệu quả bằng công thức sau: H = K (1.1)

C

Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được

C: Chi phí nguồn lực gắn với kết quả.

Với khái niệm này, xét trên góc độ từng doanh nghiệp thì một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả lý tưởng là 1 doanh nghiệp hoạt động trên đường giới hạn

năng lực sản xuất của doanh nghiệp, và tương tự có thể suy rộng ra cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng vậy. Đây là trường hợp lý tưởng, nhưng trong thực tế nhà doanh nghiệp thường gặp phổ biến các trường hợp: “Được cái này, mất cái kia”. Ví dụ, khi đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành – một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh (xét về mặt lý thuyết), thì doanh nghiệp cần phải bỏ chi phí lớn, cần thời gian đầu tư dài và có lúc còn làm mất chỗ làm của công nhân. Vì vậy cũng phải chấp nhận những rủi ro có thể có đi theo nó và vì đó mà kinh doanh không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 28)