Tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 1 Tiêu chuẩn về hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 33)

1.2.3.1. Tiêu chuẩn về hiệu quả kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội là yêu cầu khách quan. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của phương án khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế. Trong thực tế thiếu một tiêu chuẩn thống nhất, không thể có căn cứ xác định để đưa ra những quyết định quản lý hợp lý, nhất là trong điều kiện giải quyết một nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện tổng hợp các biện pháp, mà ảnh hưởng của chúng đến kết quả cuối cùng không đồng nhất hoặc không đồng hướng nhau. Chẳng hạn việc áp dụng kỹ thuật mới có tác động tích cực đến các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, năng suất lao động, nhưng lại đòi hỏi chi phí đầu tư.

Một cách tổng quát, khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà nhà kinh doanh có thể gặp trường hợp lý tưởng “được tất cả”, nhưng thông thường họ gặp trường hợp “ được cái này, mất cái khác” vì vậy, cần thống nhất, không thể có cơ sở để đưa ra quyết định tối ưu, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải thể hiện được mối tương quan giữa thu và chi theo hướng cực đại cái thu được và cực tiểu phải chi ra. Tiêu chuẩn ấy, nhất thiết phải thể hiện mục đích của sản xuất trong điều kiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn cụ thể. Mục đích của chủ nghĩa xã hội, suy đến cùng, là nâng cao mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội. Để thực hiện mục đích đó, phải sử dụng hợp lý tất cả các chi phí và dự trữ sản xuất để tạo nên kết quả cao nhất. Nghĩa là phải tăng năng suất lao động xã hội.

Như vậy, theo nghĩa tổng quát có thể coi tăng năng suất lao động xã hội như tiêu chuẩn chung của hiệu quả kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội.

Theo ý nghĩa trực tiếp, tăng năng suất lao động là giảm hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, theo ý nghĩa rộng hơn, tăng năng suất lao động dưới chủ nghĩa xã hội còn là việc phát triển sản xuất mở mang ngành nghề, trên cơ sở đó thu hút thêm lao động vào sản xuất của cải vật chất, tạo thêm việc làm cho người lao động vào sản xuất của cải vật chất, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tăng năng suất lao động xã hội tạo ra điều kiện vật chất để tăng thu nhập quốc dân, quỹ tích luỹ tiêu dùng xã hội. Đó là điều kiện không thể thiếu để cải thiện mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của một công dân trong xã hội.

Trước hết, đó là sự gắn bó và ước định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng: Một mặt giảm chi phí lao động xã hội sản xuất hàng hoá; mặt khác, đảm bảo chất lượng sản phẩm và không ngừng mở rộng mặt hàng đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội. Thứ hai, sự toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế quốc dân đòi hỏi phải vừa giải quyết những vấn đề kinh tế kinh doanh, vừa phải giải quyết những vấn đề xã hội của đất nước. Thứ ba, sự toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả cũng đòi hỏi xem xét mỗi giải pháp, mỗi phương án một cách toàn diện về không gian và thời gian, làm sao phải bảo đảm hiệu quả của từng phần tử, từng phần khi có tác động tích

cực đến việc nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống nhất, nâng cao hiệu quả hiện tại và lâu dài của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo ra và không ngừng tăng lợi nhuận. Nhưng cũng không nên đơn giản coi lợi nhuận như tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Điều quan trọng là xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối sử dụng như thế nào. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận động của nó phải trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu của hệ thống. Bởi vậy mà lợi nhuận mỗi doanh nghiệp thu được trong hoạt động kinh doanh vừa phải thể hiện sự gắn bó của doanh nghiệp với sự vận động của thị trường, vừa phải đảm bảo sự tôn trọng pháp luật kỷ cương của nhà nước, góp phần vào chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Đồng thời, nói cũng phải được phân phối theo cách kết hợp hài hoà giữa các lợi ích khác nhau: Lợi ích cá nhân của người lao động, lợi ích người chủ sở hữu, lợi ích tập thể doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

Cuối cùng, cũng phải cần chú ý rằng một phương án không sinh lời ngay khi bắt đầu thực hiện mà chỉ có thể tạo được lợi nhuận sau thời gian nhất định, bởi vậy, phải có tầm nhìn chiến lược, kết hợp trước mắt và lâu dài khi xem xét vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 33)