CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DNV&N SẢN XUẤT SƠN VÀ MỰC IN
3.2.2.2. Phương hướng phát triển các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In TP HCM
3.2.2.2. Phương hướng phát triển các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In TP HCM HCM
Công nghiệp Sơn và Mực In là một trong những ngành công nghiệp chính trong quy mô phát triển của TP HCM từ nay đến 2020.
Trong tổng thể tăng trưởng, giá trị tổng sản lượng bình quân thời kỳ 2010 - 2015 và 2016 - 2020 của ngành công nghiệp TP HCM tương ứng với các thời kỳ dự kiến là 14% - 15% và 18%, trong đó công nghiệp sản xuất Sơn và Mực In dự kiến 12,34% và 13,34%.
Tập trung đầu tư sản xuất các loại Sơn và Mực In có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, ít bị biến động.
Hạn chế và tiến đến chấm dứt các công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Không khuyến khích bán nguyên liệu thô.
Sau năm 2015, tất cả các DN phải có chứng chỉ chất lượng sản phẩm và các chứng chỉ cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của ngành nghề sản xuất và thị trường để quản lý sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện công nghệ, ổn định sản xuất, tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất Sơn và Mực In.
Các quản điểm, yêu cầu để nâng cao HQKD các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In TP HCM.
Từ nghị quyết đại Hội Đảng bộ TP HCM lần thứ XVII, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội TP HCM và các quy hoạch có liên quan rút ra những quan điểm phát triển DNV&N sản xuất Sơn và Mực In của TP HCM từ nay đến 2015 và định hướng đến 2020 như sau:
Tập trung đầu tư phát triển các chủng loại Sơn và Mực In mà vùng có nhu cầu lớn thỏa mãn nhu cầu tại chỗ, tham gia cung ứng một phần cho các vùng khác và xuất khẩu. Các chủng loại Sơn và Mực In cao cấp hoặc có công nghệ sản xuất phức tạp mà các DNV&N chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu sẽ phải được sự hỗ trợ từ bên ngoài về vốn và công nghệ.
Phát triển sản xuất Sơn và Mực In với quy mô hợp lý (chủ yếu quy mô vừa và nhỏ từ nay đến 2015) nhưng với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng sản phẩm nhằm tiêu thụ được sản phẩm và đạt hiệu quả đầu tư cao. Trong từng giai đoạn phát triển có thể chọn công nghệ thích hợp, nhưng nhất định không phải là công nghệ thủ công lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Phương châm là chú trọng tăng giá trị công nghệ - chất xám kết tinh trong giá thành sản phẩm là chính, không đặt nặng vấn đề tăng sản lượng để tăng tỷ trọng của ngành.
Phát triển sản xuất Sơn và Mực In đồng thời mở rộng lưu thông các sản phẩm Sơn và Mực In trên thị trường, có sự liên kết, hợp tác trong nội bộ TP HCM, với các tỉnh xung quanh về thị trường, về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Sơn và Mực In. Tổ chức tốt nghiệp mạng lưới buôn bán và cung ứng trong và ngoài tỉnh để đảm bảo cung ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm Sơn và Mực In với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Phát triển sản xuất Sơn và Mực In phải đảm bảo tính bền vững, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu đồng thời phải gắn với hiệu quả xã hội, bảo vệ đề tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên trong mối tương quan với các ngành du lịch, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển sản xuất Sơn và Mực In TP HCM phải gắn với quy hoạch và tổng thể phát triển công nghiệp của vùng và cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của TP HCM trong từng thời kỳ.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh Sơn và Mực In nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó.
3.3 Một số giải pháp nâng cao HQKD các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.