Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 36)

(Return on Assets – ROA).

Để xem xét sự kết hợp tác động giữ hệ số lãi ròng với số vòng quay tài sản, ta tính tỷ suất sinh lời của tài sản như sau:

Suất sinh lời của tài sản (ROA) = LN ròng Tài sản

= LN ròng x Doanh thu (1.2)

Doanh thu Tài sản

Hệ số lãi ròng = LN ròng (1.3) Doanh thu

Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu (1.4) Tài sản

Suất sinh lời tài sản = Hệ số lãi ròng x số vòng vay tài sản (1.5)

ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực ở doanh nghiệp. Có nghĩa là 1 đồng tài sản tham gia thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu và cả chủ nợ.

T sut sinh li vn ch s hu (ROE):

Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý cao cấp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó được định nghĩa như sau:

Suất sinh lời vốn chủ sở

hữu (ROE) =

LN ròng

(1.6) Vốn chủ sở hữu

= LN ròng x Doanh thu x Tài sản Doanh thu Tài sản Vốn chủ sở hữu

Gọi ba hệ số trên lần lượt là hệ số lãi ròng, số vòng quay tài sản và đòn cân tài chính (đòn cân nợ), công thức trên có thể viết lại như sau:

Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) = LN ròng x Doanh thu x Tài sản (1.7) Doanh thu Tài sản Vốn chủ sở hữu

Suất sinh lời vốn chủ sở hữu đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư, hay nói cách khác, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)