Hoạt động của các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM 1 Giới thiệu các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 58 - 64)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DNV&N SẢN XUẤT VÀ MỰC IN TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM.

2.2. Hoạt động của các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM 1 Giới thiệu các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM.

2.2.1. Giới thiệu các DNV&N sản xuất Sơn và Mực In trên địa bàn TP HCM. 2.2.1.1. Đặc điểm lịch sử ngành Sơn và Mực In Việt Nam

Sơn và Mực In được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt vật liệu cần sơn. Sơn và Mực In đã được loài người cổ xưa chế biến từ các vật liệu thiên nhiên sẵn có để tạo các bức tranh trên nền đá ở nhiều hang động nhằm ghi lại hình ảnh sinh hoạt cuộc sống thường ngày mà ngành khảo cổ học thế giới đã xác định được niên đại cách đây khoảng 25.000 năm.Ai Cập đã biết chế tạo sơn mỹ thuật từ năm 3000 – 600 trước công nguyên Hy Lạp và La Mã đã chế tạo sơn dầu béo vừa có tác dụng trang trí vừa có tính chất bảo vệ các bề mặt cần sơn trong thời kỳ năm 600 trước công nguyên đến năm 400 sau công nguyên và mãi đến thế kỷ 13 sau công nguyên các nước khác của Châu Âu mới biết đến công nghệ sơn này và đến cuối thế kỷ 18 mới bắt đầu có các nhà sản xuất sơn chuyên nghiệp do yêu cầu về sơn tăng mạnh.

Cuộc cách mạng kỹ thuật của thế giới đã tác động thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sơn và mực in từ thế kỷ 18 nhưng chất lượng sơn, mực in bảo vệ và trang trí vẫn chưa cao vì nguyên liệu chế tạo sơn đi từ các loại dầu nhựa thiên nhiên và các loại bột màu vô cơ có chất lượng thấp

Ngành công nghiệp Sơn và Mực In chỉ có thể phát triển nhảy vọt khi xuất hiện trên thị trường các loại nhựa tổng hợp tạo màng sơn cùng với các loại bột màu hữu cơ chất lượng cao và nhất là sự xuất hiện của sản phẩm bột màu trắng đioxit titan (TiO2) là loại bột màu chủ đạo, phản ánh sự phát triển của công nghiệp Sơn mà. Các

mốc phát triển công nghiệp Sơn và Mực In (được khởi đầu từ thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20) có thể được phản ánh như sau:

- Năm 1923: nhựa Nitrocellulose, alkyd - Năm 1924: Bột màu TiO2

- Năm 1928: Nhựa Phenol tan trong dầu béo - Năm 1930: Nhựa Amino Urea Formaldehyde - Năm 1933: Nhựa Vinyl Clorua đồng trùng hợp - Năm 1934: Nhựa nhũ tương trong gốc dầu - Năm 1936: Nhựa Acrylic nhiệt rắn

- Năm 1937: Nhựa Polyurethan

- Năm 1939: Nhựa Amino melamin Formaldehyde - Năm 1944: Sơn gốc Silicone

- Năm 1947: Nhựa Epoxy

- Năm 1950: Nhựa PVA và Acrylic laquer - Năm 1955: Sơn bột tĩnh điện

- Năm 1958: Sơn xe hơi gốc Acrylic laquer, Sơn nhà gốc nhựa latex - Năm 1960: Sơn công nghiệp gốc nước

- Năm 1962: Sơn điện di kiểu Anode

- Năm 1963: Sơn đóng rắn bằng tia EB và UV - Năm 1971: Sơn điện di kiểu catode

Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp Sơn và Mực In toàn cầu phải giải quyết bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về chi phí của năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường của chính phủ với một bên là yêu cầu của thị trường là chất Sơn và Mực In phải hoàn hảo với giá cả tốt nhất. Các thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành Sơn, Mực In công nghiệp thế giới nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này

Tuy nhiên, việc sử dụng sơn nói trên chỉ mang tính chất tự phát từ nhu cầu đời sống thường ngày, đến năm 1913 - 1914 ở Việt Nam mới xuất hiện một xưởng sơn dầu ở Hải Phòng do người Pháp mở mang nhãn hiệu TESTUDO , tiếp sau đó vài

năm hãng sơn Việt Nam đầu tiên “Công ty sơn Nguyễn Sơn Hà” được thành lập và tiếp theo có các hãng sơn ở Hà Nội là Thăng Long, Gecko. Trong đó cần chú ý là loại sơn RESISTANCO của hãng sơn Nguyễn Sơn Hà rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, đây có thể nói là hãng sơn đầu tiên lớn nhất tại Việt Nam lúc ấy và còn để lại giấu ấn lịch sử tới ngày nay là Công ty cổ phần sơn Hải Phòng phát triển từ mảnh đất mang tên Xí nghiệp sơn Phú Hà (hậu duệ sau này của ông Nguyễn Sơn Hà). Vì vậy có thể nói rằng: ông Nguyễn Sơn Hà chính là ông tổ ngành Sơn Việt Nam

Nguồn từ VPIA

Giai đoạn 1914 – 1954: có 3 hãng sơn lớn của người Việt Nam tại 3 khu vực thành

phố lớn là:

· Hà Nội: Công ty sơn Thái Bình – Cầu Diễn, Hà Nội (sau này Công ty Hóa chất sơn Hà Nội và hiện nay là Công ty cổ phần Hóa chất Sơn Hà Nội)

· Hải Phòng: Công ty Sơn Nguyễn Sơn Hà – sau này đổi tên là Công ty Sơn Phú Hà (hậu duệ của ông Nguyễn Sơn Hà) và hiện nay là Công ty cổ phần sơn Hải Phòng. · Sài Gòn (sau này là Thành phố Hồ Chí Minh): Công ty sơn Bạch Tuyết do ông Bùi Duy Cận (một cộng tác viên của ông Nguyễn Sơn Hà) vào Nam sáng lập, hiện nay là Công ty cồ phần sơn Bạch Tuyết.

Giai đoạn 1954 – 1975: Bối cảnh lịch sử đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Bắc –

Nam với chế độ chính trị khác nhau và do đó điều kiện phát triển kinh tế (trong đó bao gồm cả phát triển ngành sơn) khác nhau, cụ thể là:

a- Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn Nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp là: - Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội (mới thành lập) do Tổng cục hóa chất quản lý - Nhà máy Hóa chất Sơn Hà Nội (trước đây là Công ty Sơn Thái Bình – Cầu Diễn) do sở công nghiệp Hà Nội quản lý.

- Nhà máy Sơn Hải Phòng (trước đây là xí nghiệp sơn Phú Hà) do Sở Công nghiệp Hải Phòng quản lý.

b- Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn tổng sản lượng # 7.000 tấn/năm (theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976). Các nguyên liệu sản xuất phần lớn đều nhập khẩu có chất lượng cao, công nghệ hiện đại theo thời điểm 1960, có thể kể các nhà máy lớn và các sản phẩm tiêu biểu:

- Nhà máy sơn Bạch Tuyết và Huệ Phát (nay là Công ty sơn Bạch Tuyết): sản phẩm chủ yếu là sơn alkyd dùng cho ngành xây dựng và 1 lượng không lớn sơn Epoxy. - Nhà máy sơn Á Đông, Á Châu, Việt Điểu, Vĩnh Phát: Sau năm 1975, các nhà máy này có công ty sơn chất dẻo Tổng cục Hóa chất quản lý sát nhập lại gọi là Xí nghiệp sơn Á Đông và hiện nay là Công ty cổ phần Sơn Á Đông, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd và sơn nước cho ngành sơn trang trí xây dựng.

Giai đoạn 1976 – 1989

Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn chung của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước. Đó là thời kỳ kinh tế bao cấp, mặc dầu đến năm 1986 nền kinh tế đã bắt đầu khởi động phát triển với mức đột phá “đổi mới” nhưng ngành công nghiệp sơn vẫn còn phát triển trì trệ mãi đến năm 1989.

Giai đoạn 1990 – 2008

Năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ “đổi mới” với đặc tính của nền kinh tế thị trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế thị trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của ngành sơn chỉ bắt đầu khởi đầu từ năm 1990 để bước vào quá trình hội nhập phát triển với khu vực quốc tế và dần dần ổn định phát triển liên tục tới nay (2008) Có thể tóm tắt đặc điểm lịch sử phát triển của ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2008 như sau:

a- Quá trình hội nhập (1990 – 1993)

Mức tiêu thụ (chủ yếu sơn trang trí) trung bình # 10.000 tấn/ năm. Sản phẩm chủ yếu do trong nước sản xuất: sơn dầu alkyd chất lượng sản phẩm và công nghệ: không cao, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng - chất lượng và chủng loại sơn (nhất là sơn trang trí gốc nước và sơn công nghiệp)

b- Bước đột phá về đầu tư (1993 – 1997) Thuận lợi:

GDP trung bình tăng trưởng 8,8%/ năm

Ngành xây dựng tốc độ gia tăng mạnh là các yếu tố tích cực cho ngành sơn phát triển.

Mức tiêu thụ: tăng vọt qua các năm: 10.000 tấn – 1993 25.000 tấn – 1996 40.000 tấn – 1997 Sơn trang trí chiếm tỉ lệ: 80% mức tiêu thụ

Sơn tàu biển và bảo vệ chiếm tỉ lệ 20% mức tiêu thụ

Mức độ đầu tư nước ngoài về sơn đạt mức khoảng 90 triệu USD: có 20 công ty sơn nước ngoài lập nhà máy liên doanh với Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài, đặc biệt là các công ty có tên tuổi lớn về sơn quốc tế đã nói trên đều có mặt. Mức độ đầu tư của các nhà làm sơn trong nước: cũng đạt mức đáng khích lệ, ngoài các đơn vị Việt Nam bỏ vốn theo tỉ lệ liên doanh với các công ty sơn nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư số vốn khoảng 5 triệu USD để lập nhà máy mới mở rộng xưởng sản xuất, lắp đặt trang thiết bị mới, sản xuất sản phẩm mới (nhiều nhất là sơn nước), mua công nghệ nước ngoài (ví dụ sơn tàu biển và bảo vệ)

Kết quả với dòng đầu tư đột phá này từ nước ngoài kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ của đầu tư trong nước, chất lượng công nghệ sơn tại Việt Nam đã được “thay da đổi thịt” và tạo ra các dòng sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu thị trường. Từ đó làm cơ sở hết sức quan trọng cho bước phát triển nhảy vọt và ổn định cho các năm kế tiếp nhất là từ năm 2000 về sau.

c- Quá trình phát triển ổn định trước thách thức (1997 – 1999)

- Thách thức phát triển kinh tế Việt Nam: khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á (1997 – 1999) Việt Nam tuy ít chịu ảnh hưởng nhưng cũng tăng trưởng chậm lại qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này là:

- Mức tăng GDP: (Năm 1996: 9,34%) 1997: 8,15% 1998: 5,76% 1999: 4,77% (Năm 2000: 6,8%)

- Vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam) (Năm 1996: vốn FDI đăng ký : 10,164 tỉ USD) 1997 : 5,591

1998 : 5,100 1999 : 2,565 1999 : 2,565 (Năm 2000 : 2,839)

(Nguồn số liệu: Niên giám của Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Trong bối cảnh đó ngành Sơn Việt Nam vẫn đạt tốc độ phát triển 15 - 20% năm và đến hết năm 1999, ngành sơn Việt Nam đã hồi phục sức phát triển với tốc độ cao bắt đầu từ năm 2000 và các năm kế tiếp.

d- Quá trình phát triển với tốc độ cao 2000 – 2007

Ngành Sơn, Mực in Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ phát triển với tốc độ cao và ổn định (tăng trưởng trung bình 15 – 20%) và đến năm 2002 đã có doanh nghiệp sản xuất sơn và 10 doanh nghiệp sản xuất mực in với đủ các chủng loại sản phẩm kể cả các sản phẩm có chất lượng cao, tuy nhiên vẫn chưa có một tổ chức hội ngành nghề để có tiếng nói đại diện.

Năm 2003 lần đầu tiên tại Việt Nam có hội thảo diễn đàn Sơn Châu Á (ACF: ASIA COATING FORUM) lần thứ nhất tại thành phố HCM do dmg world media (London) tổ chức và cũng là lần đầu tiên nhiều doanh nghiệp Sơn Mực In Việt Nam trên cả nước gặp nhau tại diễn đàn này. Ý tưởng của các nhà sản xuất trong lúc giao lưu bên lề diễn đàn là phải có một tổ chức ngành nghề để sau đó giao cho một số người tâm huyết với ngành nghề đứng ra tập hợp.

Năm 2005, căn cứ vào đặc điểm phát triển của các nhà sản xuất Sơn Mực In Việt Nam lúc đó vẫn theo kiểu đơn lẻ “đèn nhà ai nấy rạng”, nghĩa là “mạnh ai nấy làm”, tổ chức ngành nghề Sơn – Mực In Việt Nam thành lập được lấy tên giao dịch là VPIA, thật ra là Phân hội Sơn – Mực In Việt Nam thuộc Hội hóa học TPHCM, để thử sức tập hợp của Hội ngành nghề.

Bảng 2.1. BẢNG TỔNG HỢP MỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG SƠN TP HCM (1995 – 2008)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)