h- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn chịu sự tác động thường xuyên và quan trọng của môi trường bên ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp lên doanh nghiệp gồm:
Nhân tố môi trường pháp lý:
Về nguyên tắc mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân theo pháp luật, bao gồm luật và các văn bản pháp quy dưới luật, đây là môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, nó thường xuyên tác động lên kết quả và “luật chơi” công khai cho các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong môi trường này, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần thiết xử lý tranh chấp của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc được môi trường pháp lý vừa thông thoáng, vừa chặt chẽ và bình đẳng cho mọi doanh nghiệp hoạt động, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh với nhau, phát huy hết nội lực tạo ra được hiệu quả “thực” của doanh nghiệp và còn giúp cho công tác quản lý vĩ mô có thể điều tiết, can thiệp một cách khoa học lên hoạt động của doanh nghiệp, nhằm hướng tới hiệu quả kinh tế – xã hội chung của nền kinh tế. Môi trường pháp lý quy định hành vi của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tránh được những rủi ro đối với doanh nghiệp. Vì vậy nếu doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế hoặc ở các lĩnh vực liên quan đến quốc tế, thì cũng cần thiết phải nắm bắt rõ luật pháp của quốc tế, ít nhất là về những gì liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
“Sân chơi” và “luật chơi” càng thông thoáng, càng bình đẳng và chặt chẽ, càng có tác dụng tích cực lên hoạt động của doanh nghiệp và tiết kiệm được nguồn lực xã hội.
Nhân tố môi trường kinh tế.
Các doanh nghiệp luôn chịu sự chi phối của chiến lược phát triển kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân, đây là “chiến lược tổng” cho các chiến lược bộ phận khác, trong đó có của doanh nghiệp … sự tác động, chi phối này được thể hiện qua các chính sách để thực thi chiến lược đó. Những chính sách dù của cấp nào phát triển kinh tế, về đầu tư, về cơ cấu vùng, miền, ngành nghề, về thuế quan, về tỷ suất hối đoái, về phát triển nhân lực, … điều có tác động trực tiếp, mạnh mẽ và thường là lâu dài lên hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Môi trường kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh trong nước và thu hút được đầu tư nước ngoài, hạn chế được độc quyền và cạnh tranh không bình đẳng … hay ngược lại, đều có tác động mạnh lên kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, nhân tố môi trường kinh tế của một nước, một nền kinh tế chịu sự tác động trực tiếp và mối liên hệ tương hỗ hữu cơ với quốc tế và khu vực, không chỉ về các chính sách thuế quan tác động lên mọi hàng hoá, mà còn mở các chính sách, hàng rào phi thuế quan khác như về bảo vệ môi trường, về sử dụng lao động, … với nước
ta đang trong lộ trình gia nhập AFTA và trong các vòng đàm phán gia nhập APECT, WTO, … sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cả trên thị thị trường trong nước cũng như trong xuất khẩu.
Bên cạnh đó môi trường kinh tế còn chịu sự tác động mạnh và trực tiếp của nhân tố ổn định chính trị xã hội là tiền đề để phát triển kinh tế. ở nơi nào không ổn định như do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hay do tồn tại nhiều tổ chức kinh tế “ngầm” chi phối, … thì nền kinh tế cũng phát triển bấp bênh kèm hiệu quả và do đó gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp nói chung của nền kinh tế đó.
Những nhân tố cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng giống như một phần quan trọng của cái nền vật chất, cho kinh tế – xã hội và các doanh nghiệp phát triển trên đó. Nó bao gồm các công trình thuộc hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước; Các công trình dịch vụ, phúc lợi đời sống và xã hội khác như các cơ sở y tế, các công trình hạn chế thiên tai, … tất cả đều có tác động mạnh mẽ lên hoạt động và HQKD của doanh nghiệp; Nếu các yếu tố này thuận lợi, tốt sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, làm cho thị trường thông thoáng năng động để từ đó doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.
Những nhân tố thuộc tài nguyên, địa lý và môi trường thiên nhiên.
Những nhân tố tự nhiên tạo ra những lợi thế hay bất lợi cho doanh nghiệp, trong phát triển sản xuất kinh doanh và cạnh tranh, sự dồi dào hay khan hiến tài nguyên cục bộ của lãnh thổ, sự thuận lợi hay khó khăn khắc nghiệt của địa lý và môi trường thiên nhiên đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hay là yếu tố tăng chi phí cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù ngày nay các lợi thế so sánh về nhân tạo ngày càng tăng giá trị, nhưng các lợi thế viề tự nhiên nhưng vẫn rất có ý nghĩa, nhiều khi có ý nghĩa quyết định trong định hướng chiến lược và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là về tài nguyên khoáng sản, rừng biển, vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương, hay điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mùa vụ sản xuất, …
Trong hoạt động, các doanh nghiệp luôn chịu sự tác động tương hỗ vừa có tính chất cạnh tranh, vừa hợp tác của các doanh nghiệp khác, của các ngành công nghiệp khác. Thành tựu của một ngành công nghiệp này tạo điều kiện lao động cho các ngành, các doanh nghiệp khác, … nhưng có lúc ngược lại, nhất là khi xuất hiện sản phẩm thay thế với ưu thế hơn về tính năng hay giá cả. Trong trường hợp với công nghiệp sản xuất VLXD cũng không ngoài quy luật này.