Các nhân tố bên trong.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)

h- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội.

1.3.1. Các nhân tố bên trong.

Lực lượng lao động.

Lao động là yếu tố đầu vào và quan trọng bậc nhất và có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; mặc dù ngày nay kỹ thuật và công nghệ đã can thiệp hoặc thay thế được lao động của con người trên nhiều lĩnh vực. Công nghệ, kỹ thuật tiên tiến là một yếu tố có tính quyết định đến năng suất lao động và có hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đôi khi kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa quan trọng đến mức người ta đã xem nó như một lực lượng sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên dù công nghệ, kỹ thuật có tân tiến đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ, là phương tiện để giúp con người trong hoạt động và do chính con người sáng tạo ra mà thôi. Yếu tố con người mới quyết định thành, bại của doanh nghiệp, vì lực lượng lao động quyết định từ khâu ý tưởng kinh doanh ban đầu cho đến khâu cuối cùng là cung ứng tiêu thụ sản phẩm tới khách hàng và dịch vụ hậu mãi. Ngày nay nhân loại đang từng bước phát triển nền kinh tế tri thức; đòi hỏi lực lượng lao động phải có kiến thức, kỹ năng rất cao và phải đặc biệt tinh nhuệ trong lao động, điều nay đã một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng lao động trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc nâng cao hiệu quả kdcủa doanh nghiệp.

Từ vai trò và ý nghĩa của lực lượng lao động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nêu trên, ngày nay khi nói đến lực lượng lao động của doanh nghiệp là không chỉ về số lượng mà quan trọng hơn là bao hàm cả chất lượng.

Trong doanh nghiệp công nghiệp sản xuất Sơn và Mực In nói chung và DNV&N sản xuất Sơn và Mực In nói riêng, vai trò nhân tố lao động cũng có ý nghĩa lớn lao, cần có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao và tinh nhuệ.

Trình độ công nghệ, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.

Công cụ lao động là nhân tố thứ 2, cùng với lao động tạo nê sức mạnh của lực lượng sản xuất. Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh được rằng, cứ mỗi thời kỳ con người sáng tạo ra được thế hệ công cụ mới thay đổi về chất thì cũng làm thay đổi về năng suất lao động, về đời sống kinh tế xã hội và hoạt động của con người. Ngày nay con người đã thống nhất một luận điểm cho rằng “ Công nghệ là chìa khoá để làm chủ sự phát triển kinh tế xã hội, ai nắm được công nghệ thì người đó sẽ làm chủ tương lai”. Với giá trị và ý nghĩa như vậy thì các doanh nghiệp luôn hoạt động trong môi trường cạnh tranh, yêu cầu làm chủ công nghệ và phát triển cơ sở vật chất đồng bộ với công nghệ là một đòi hỏi không ngừng và cần thiết, để cạnh tranh, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi công nghệ và thiết bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. Nhưng không phải bằng mọi giá và lúc nào các doanh nghiệp cũng không cần phải có công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, bời vì điều nay luôn luôn phù hợp và mang lại hiệu quả kinh doanh thực sự cho doanh nghiệp, và không phải lúc nào, doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để thực hiện được. Đối với từng doanh nghiệp, trong từng thờu kỳ việc đầu tư và làm chủ được công nghệ – thiết bị mới cần phải tự lượng sức mình trong chiến lược đầu tư. Vì cho dù rất cần thiết trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng làm hao tốn nhiều vốn, nên việc đầu tư và làm chủ nó cần phải “ lựa chọn công nghệ thích hợp”, vừa để tồn tại, để đứng vững và cạnh tranh phát triển được trên thương trường, nhưng cũng tránh được tình trạng “ vung tay quá trán”trong đầu tư, dẫn tới lãng phí và không những không phát huy được hiệu quả mà còn tạo nên thua lỗ cho doanh nghiệp.

Nhân tố quản trị doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp là sản phẩm của một bộ phận nhân lực quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đó. Với vai trò này, càng ngày nhân tố quả trị càng trở lên quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh thường trực tồn tại sự cạnh tranh thì việc xác định, định hướng và mục tiêu đúng, tổ chức, quản lý thực hiện đúng theo định hướng, kiểm tra, điều chỉnh để thực hiện đúng theo định

hướng và đạt được mục tiêu đề ra là quan trọng đối với một doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp là nhằm để thực hiện quá trình này, bao gồm từ lúc xây dựng chiến lược kinh doanh cho đến lúc thực hiện hoàn thành toàn bộ chiến lược và xác lập chiến lược mơi, là một quá trình “Động” và liên tục diễn ra, liên tục xuất hiện yếu tố mới, vấn đề mới. Chính vì vậy, nhân quá quản trị doanh nghiệp chịu tác động chi phối theo quan hệ nhân – quả của trình độ, năng lực, nhãn quan và tư cách phẩm chất, … của đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Và trong điều kiện quyền sở hữu doanh nghiệp và quyền lãnh đạo doanh nghiệp tách rời nhau (như trường hợp của doanh nghiệp nhà nước, hay thuê giám đốc doanh nghiệp) thì chất lượng của công tác quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng chịu ảnh hưởng lớn vào chất lượng của đội ngũ các nhà quản trị cao cấp của doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp:

“Thương trường” luôn được ví như “chiến trường” và với quan niệm này thì “ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Để có thể giành phần thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp không chỉ “Biết” rõ về đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được thông tin thị trường và môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải “biết” rõ về bản thân doanh nghiệp. Vì vậy, không còn cách nào khác ngoài việc phải đủ thông tin, trong đó đặc biệt là thông tin kinh tế vì “ Thông tin kinh tế có thể coi như huyết mạch của các doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế”; Trong điều kiện ngày nay thế giới đang từng bước tiến vào nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu hoá nền kinh tế đang xu thế gần như tất yếu và diễn ra mạnh mẽ, với những dòng thông tin đa dạng, đa chiều chảy như vũ bão, không chỉ ở giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, lãnh thổ,để có thể ra được những quyết định đầu tư và kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp cần phải có đủ và chắt lọc được những thông tin đắt giá có liên quan từ những dòng thông tin khổng lồ này và có những tiếp cận đối lưu cần thiết với nó. Để làm được điều đó doanh nghiệp không những cần phải có hệ thống xử lý trao đổi thông tin, mà cần phải là hệ thống thích hợp với môi trường và mức độ cần thiết của doanh nghiệp, bảo đảm đủ độ thông suốt, nhanh nhạy, an toàn trong giao tiếp điều hành nội bộ và với các đối tượng bên ngoài, có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể kịp thời nắm bắt thời cơ kinh doanh hay thoát khỏi, hạn chế nhưng rủi ro có thể xảy ra trong

kinh doanh. Hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hầu hết đều có đầu tư các thiết bị máy móc để xử lý thông tin kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, nhưng số doanh nghiệp thực sự đầu tư và phát huy được mang thông tin quản lý doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu như trên thì chưa nhiều, do đó chưa thể phát huy được hết hiệu suất và tiện ích của chúng trong quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhất là doanh nghiệp Nhà nước cũng tồn tại tình trạng này.

Nhân tố tính toán kinh tế.

Để có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh được chính xác, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này và phương pháp tính toán được chọn. Tuy nhiên để có thể xác định chính xác được chính xác và hao phí nguồn lực bỏ ra cho kết quả người ta thường dùng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh doanh, vậy tương ứng chi phí chính là nguồn lực hao phí để tạo ra lợi nhuận đó. Để tính được chi phí người ta thường dùng chi phí tính toán, trong đó có thể là chi phí tài chính hay chi phí kinh doanh và mặc dù chi phí kinh doanh thường gần với chi phí “thực” hơn, nhưng do thói quen quản lý và phải áp dụng nguyên tắc Nhà nước thống nhất nên hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều sử dụng chi phí tài chính để tính chi phí hoạt động, đồng thời cũng để lập báo cáo với nhà nước, hãn hữu mới có nhà quản trị doanh nghiệp cho lập chi phí kinh doanh toàn bộ doanh nghiệp, một số khác chỉ xác lập chi phí kinh doanh ở một số khâu, một số lĩnh vực khi thấy cần thiết mà thôi. Vì vậy trong giới hạn của luận văn cũng chỉ có thể thu thập được các số liệu tài chính để phân tích.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)