Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 41 - 42)

h- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội.

1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trước hết, do sự chi phối của “Quy luật khan hiếm” buộc các doanh nghiệp nói riêng và các nhà quản lý nền kinh tế xã hội nói chung, phải cân nặng việc quản lý, sử dụng các nguồn lực sản xuất hạn chế của xã hội như thế nào để đủ thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Chính vì vậy đã buộc các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất và đây cũng chính là một tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường là luôn tồn tại trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển được trong môi trường này thì doanh nghiệp phải có và luôn tạo ra và duy trì được các lợi thế cạnh tranh của mình, có thể bằng chất lượng tốt hơn, dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay giá rẻ hơn … so với các doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh cùng sản phẩm. Để có thể làm được điều này thì chỉ bằng cách nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động.

Thứ ba: Mục tiêu sau cùng, bao quát và dài hạn của mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là tối đa hoá lợi nhuận và là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì vậy không chỉ tạo ra và duy trì khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển là đủ, mà các doanh nghiệp còn mong muốn có lợi nhuận nhiều nhất và ngày càng cao trong điều kiện có thể được. Để có thể thực hiện được mong muốn này, thì doanh nghiệp phải thường xuyên tìm mọi giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp.

Với mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để cạnh tranh, tồn tại và phát triển và thu được lợi nhuận cao nhất, mà đối với các nhà quản lý nền kinh tế là để đòi hỏi các doanh nghiệp luôn sử dụng nguồn lực sản xuất xã hội một cách có hiệu quả nhất, trong điều kiện ràng buộc có sự khan hiếm, để nền kinh tế

quốc doanh có thể phát triển một cách tối ưu, vươn tới tiệm cận với đường giới hạn tiềm năng của nền kinh tế, và ở đây hiệu quả bao hàm cả ý nghĩa của sự bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sơn và mực in tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)