Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng chất khô hòa tan của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 61 - 63)

- Tỷ lệ hao hụt khối lượng đều tăng ở tất cả các biện pháp xử lý sau 180 ngày bảo quản, tuy nhiên hao hụt khối lượng tăng không đáng kể so với 0 ngày bảo quản

3.2.5. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng chất khô hòa tan của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Đơn vị:Kg/cm2

CT

Thời gian bảo quản (ngày)

0 30 60 90 120 150 180 2.1 2,53 2,43a 2,36d 2,30d 2,26d 2,24d 2,22d 2.2 2,53 2,46a 2,40c 2,36c 2,33c 2,31c 2,29c 2.3 2,53 2,51a 2,49a 2,47a 2,45a 2,43a 2,41a 2.4 2,53 2,49a 2,45b 2,41b 2,38b 2,36b 2,34b CV% - 0,74 0,14 0,12 0,29 0,38 0,43 LSD0,05 - 0,44 0,03 0,03 0,02 0,03 0,03

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05

- Sau 180 ngày bảo quản, độ cứng thịt quả đều giảm ở tất cả các công thức, tuy nhiên mức giảm là không đáng kể so với 0 ngày bảo quản (CT2.1 giảm 0,31kg/cm2; CT2.2 giảm 0,24kg/cm2; CT2.3 giảm 0,12kg/cm2 và CT2.4 giảm 0,19kg/cm2), điều này chứng tỏ công nghệ CAS có vai trò rất tốt trong việc duy trì độ cứng thịt quả vải vẫn giữ được ở mức cao sau một thời gian dài bảo quản.

3.2.5. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng chất khô hòa tan củaquả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Chúng tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng chất khô hòa tan của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS và thu được kết quả ở bảng 3.13 và hình 3.4.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng chất khô hòa tan của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Đơn vị: %

CT Thời gian bảo quản (ngày)

0 30 60 90 120 150 180 2.1 18,81 18,70c 18,60c 18,51d 18,41d 18,32d 18,23d 2.2 18,81 18,71bc 18,61c 18,53c 18,45c 18,38c 18,31c 2.3 18,81 18,77a 18,73a 18,70a 18,67a 18,64a 18,61a 2.4 18,81 18,73b 18,65b 18,58b 18,52b 18,46b 18,40b CV% - 0,04 0,03 0,04 0,05 0,04 0,05 LSD0,05 - 0,02 0,01 0,02 0,03 0,02 0,03

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05

- Qua bảng 3.13 cho chúng ta thấy:

Ở 0 ngày bảo quản, ở tất cả các công thức hàm lượng chất khô hòa tan đều là 18,81% thì sau 180 ngày bảo quản, hàm lượng chất khô hòa tan giảm xuống 18,23% - 18,61%. Hàm lượng chất khô hòa tan đạt thấp nhất ở CT2.1 (18,23%) và cao nhất ở CT2.3 (18,61%). Giữa CT2.1, CT2.2, CT2.3 và CT2.4 sai khác nhau rõ rệt (p<0,05), Giữa CT2.1 và CT2.3 sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

- Qua bảng 3.13 và hình 3.4 cho thấy: Sau 180 ngày bảo quản, hàm lượng chất khô hòa tan đều giảm ở tất cả công thức xử lý, giảm nhanh nhất ở CT2.1 và chậm nhất ở CT2.3, tuy nhiên mức độ suy giảm là không đáng kể (CT2.1 giảm 0,58%; CT2.2 giảm 0,5%; CT2.3 giảm 0,2%; CT2.4 giảm 0,41%). Điều này chứng tỏ công nghệ CAS có vai trò rất tốt trong việc giữ cho hàm lượng chất khô hòa tan trong quả vải vẫn ở mức cao sau một thời gian dài bảo quản.

Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng chất khô hòa tan trong quả vải thiều theo thời gian bảo quản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 61 - 63)