Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến hàm lượng axit hữu cơ của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 54 - 57)

- Hàm lượng axit hữu cơ tổng số

3.1.7. Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến hàm lượng axit hữu cơ của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Theo dõi sự thay đổi của độ hàm lượng axit hữu cơ ở các độ chín thu hoạch khác nhau của quả vải thiều chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7.

Qua bảng 3.7 cho thấy:

- Ở 0 ngày bảo quản, hàm lượng axit hữu cơ ở các độ chín thu hoạch khác nhau đạt 0,40 - 0,59%, cao nhất ở CT1.3 (0,59%) và thấp nhất ở CT1.1 (0,40%), giữa CT1.1, CT1.2 và CT1.3 khác nhau rõ rệt (p<0,05). Giữa CT1.1 và CT1.3 sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

Qua kết quả thu được cho thấy, hàm lượng axit hữu cơ ở các độ chín thu hoạch khác nhau thì khác nhau, độ chín thu hoạch càng tăng thì hàm lượng axit hữu cơ càng cao và ngược lại.

- Ở 35 ngày bảo quản, hàm lượng axit hữu cơ cao nhất ở CT1.3 (0,52%) và CT1.2 (0,50%), thấp nhất ở CT1.1 (0,35%). Giữa CT1.2, CT1.3 sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) nhưng lại có ý nghĩa so với CT1.1 (p<0,05).

Bảng 3.7.Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến hàm lượng axit hữu cơ của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Đơn vị: %

CT Thời gian bảo quản (ngày)

0 7 14 21 28 35 1.1 0,40c 0,40c 0,39c 0,38c 0,37c 0,35b 1.2 0,53b 0,53b 0,53b 0,52b 0,51b 0,50a 1.3 0,59a 0,58a 0,57a 0,56a 0,54a 0,52a CV% 0,74 0,81 0,43 0,81 0,41 0,46 LSD0,05 0,03 0,01 0,04 0,03 0,02 0,02

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05

- Sau 35 ngày bảo quản, CT1.3 có hàm lượng axit hữu cơ giảm nhiều nhất (0,07%), CT1.2 giảm ít nhất (0,03%) so với 0 ngày bảo quản.

3.1.8. Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến hàm lượng Vitamin C của quả vải

thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Vitamin C là loại vitamin hòa tan trong nước. Hàm lượng vitamin trong cùi quả vải chủ yếu là vitamin C và có nhiều hơn so với các loại quả khác. Trong quá

trình chín , hàm lượng vitamin C thường giảm do phản ứng khử, đặc biệt trong quá trình bảo quản

Tuy không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá giá trị dinh dưỡng của quả vải, nhưng hàm lượng vitamin C làm tăng giá trị dinh dưỡng của quả vải.

Theo dõi sự thay đổi của hàm lượng vitamin C ở các độ chín thu hoạch khác nhau của quả vải chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8.

Qua bảng 3.8 cho thấy:

- Ở 0 ngày bảo quản, hàm lượng vitamin C ở các độ chín thu hoạch khác nhau đạt 40,98mg% - 42,54mg%, cao nhất ở CT1.3 (42,54mg%) và thấp nhất ở CT1.1 (40,98mg%), giữa CT1.1, CT1.2 và CT1.3 khác nhau rõ rệt (p<0,05), Giữa CT1.1 và CT1.3 sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

Qua kết quả thu được cho thấy, hàm lượng vitamin C ở các độ chín thu hoạch khác nhau thì khác nhau, độ chín thu hoạch càng tăng thì hàm lượng vitamin C càng cao và ngược lại.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến hàm lượng Vitamin C

của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Đơn vị: mg%

CT Thời gian bảo quản (ngày)

0 7 14 21 28 35

1.1 40,98c 40,93c 40,87c 40,80c 40,72c 40,64b 1.2 42,30b 42,27b 42,24b 42,20b 42,15b 42,10a 1.3 42,54a 42,46a 42,38a 42,29a 42,20a 42,09a

LSD0,05 0,03 0,01 0,04 0,02 0,03 0,02

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05

- Ở 35 ngày bảo quản, hàm lượng vitamin C cao nhất ở CT1.2 (42,10mg%) và CT1.3 (42,09mg%), thấp nhất ở CT1.1 (40,64mg%). Giữa CT1.2 và CT1.3 sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) nhưng lại sai khác có ý nghĩa đối với CT1.1 (p<0,05).

- Sau 35 ngày bảo quản, hàm lượng vitamin C giảm nhiều nhất ở CT1.3 (0,45mg%) và giảm ít nhất ở CT1.2 (0,2mg%) so với 0 ngày bảo quản.

3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến một số chỉ tiêu chất lượng của quả

vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 54 - 57)