Nghiên cứu về bảo quản quả vải bằng làm lạnh thông thường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 36 - 37)

- Sự sản sinh etylen

1.2.2.5. Nghiên cứu về bảo quản quả vải bằng làm lạnh thông thường

Theo Khan et al. (2012) bảo quản lạnh sau thu hoạch cũng ảnh hưởng đến hiện tượng nâu hóa (browning) của vỏ quả và chất lượng quả vải. Hiện tượng phổ biến sau thu hoạch của quả vải là vỏ quả hóa nâu và thối rửa nhanh, điều đó làm hạn chế thời gian lưu trữ sau thu hoạch của quả vải. Nghiên cứu hiệu quả của lưu trữ nhiệt độ thấp đối với các đặc tính lý-hóa của hai giống vải thương mại 'Bedana’ và ‘Serai' được lưu trữ ở 5°C trong 0, 7, 14, 21 và 28 ngày. Tỷ lệ vỏ quả hóa nâu, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đặc tính lý-hóa được xác định ngay sau thời gian thí nghiệm định kỳ (tuần). Trong thời gian lưu trữ lạnh, giảm khối lượng (7,06-1,92%), lớp áo hạt: tỷ lệ quả cứng (15,3-11,7) và giá trị cảm quan quả vải giảm, trong khi chỉ số vỏ quả hóa nâu (0,33-3,25), chỉ số bệnh sau thu hoạch (0,5-2,4) và nứt quả (0,08- 1,16%) tăng lên. Sự giảm sút khối lượng quả, vỏ quả hóa nâu và mức độ bệnh nghiêm trọng ở quả vải giống 'Serai’ cao hơn, so với ở quả vải giống ‘Bedana'. Quả vải ’Bedana' có lớp áo hạt tốt hơn: tỷ lệ quả cứng (23,07), độ cứng của quả (2,1 N), pH (4,15), SSC (19,04%), TA (0,14%), đường tổng số (12,11%) và axit ascorbic (44,8 mg 100g/1) có hàm lượng cao hơn quả vải 'Serai'. Hương vị, kết cấu và hương thơm quả vải trong thời gian lưu trữ lạnh thay đổi nhanh hơn ở quả vải ‘Serai’, so với quả vải 'Bedana'. pH của nước ép quả vải cho thấy xu hướng tăng nhẹ trong khoảng thời gian lưu trữ, trong khi SSC (20,4-17,4%), TA (0,23-0,05%), acid ascorbic (55-32,8mg 100g/1) và phenolic (0,71-0,45 ug 100 g/1) có xu hướng giảm dần. Quả vải ‘Bedana’ có hàm lượng phenolic tổng số (0.71 ug 100 g/1) cao hơn, so với quả vải 'Serai’ (0,55 ug 100 g/1). Quả vải 'Bedana' có sự giảm khối lượng ít hơn, chỉ số nâu hóa vỏ quả và chỉ số mức độ nghiêm trọng của bệnh, lớp áo hạt cao hơn: tỷ lệ quả cứng, hương vị, kết cấu, hương thơm, độ pH, SSC, TA, acid ascorbic, đường tổng số và hàm lượng phenolic. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, bảo quản

lạnh quả vải sau thu hoạch có thể làm chậm hiện tượng nâu hóa vỏ quả và làm chậm sự suy giảm chất lượng quả vải.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 36 - 37)