Nghiên cứu bảo quản quả vải bằng hóa chất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 32 - 34)

- Sự sản sinh etylen

1.2.2.3. Nghiên cứu bảo quản quả vải bằng hóa chất

Thực tế, rất nhiều loại hóa chất khác nhau được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại như phương pháp xử lý nhiệt nói trên. Đó là những chất Benomyl (Belate), TBZ, CBZ (Carbendazim), Topxin-M (Tiophanatmetyl), Prochlora...

Jacques Joas et al. (2005), đã nghiên cứu sự kiểm soát sau thu hoạch của sự nâu hóa vỏ quả vải bằng cách xử lý với chitosan và các axit hữu cơ: Ảnh hưởng của pH và sự mất nước vỏ quả. Trong nghiên cứu này, đã thử nghiệm phương pháp xử lý mới, dựa trên việc sử dụng các axit hữu cơ (citric hay tartaric) kết hợp với lớp phủ chitosan, cả hai đều vô hại đối với sức khỏe con người. Thử nghiệm tại pH 0,8; 1,0 và

1,3 chỉ ra rằng hiện tượng nâu hóa vỏ quả có liên quan đến tỷ lệ mất nước trong quá trình lưu trữ và pH vỏ quả. pH vỏ quả và sự giảm khối lượng của quả có thể được sử dụng để dự báo tỷ lệ nâu hóa sau thu hoạch ở nhiệt độ lưu trữ nhất định

Quả vải Huaizhi được xử lý bằng 2 và 4 mM axit oxalic và được lưu trữ ở nhiệt độ phòng để điều tra tác động của axit oxalic lên nâu hóa vỏ quả. Kết quả nghiên cứu của Zhenga X., Tiana S. (2006), về sự ảnh hưởng của axit oxalic đối với sự kiểm soát hiện tượng nâu hóa của vỏ quả vải sau thu hoạch cho thấy, chỉ số nâu hóa vỏ quả, được xử lý với cả hai nồng độ axit oxalic, thấp hơn đáng kể, so với đối chứng, do tăng tính toàn vẹn của màng, ức chế sự suy giảm anthocyanin, làm suy giảm quá trình oxy hóa, và sự duy trì hoạt tính của peroxidase ở mức thấp trong trái cây trong thời gian lưu trữ. Điều đó cho thấy khả năng ứng dụng axit oxalic có hiệu quả có thể kiểm soát hiện tượng nâu hóa vỏ quả vải trong quá trình lưu trữ sau thu hoạch

Lớp vỏ quả vải có màu đỏ rực rỡ khi thu hoạch chuyển sang màu nâu trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Loại giống vải ‘Hong Huay’ và ‘Juckapat’ được thu hoạch ở giai đoạn thương mại (90-100% vỏ quả màu đỏ) tại Thái Lan. Tác giả Rattanapanone et al. (2007) thực hiện 5 thí nghiệm riêng biệt, quả vải với cuống quả được nhúng trong 30s với các phương pháp xử lý khác nhau, bao gồm: không nhúng và nhúng nước như là đối chứng, axit ascorbic, axit citric, acid acetic, chitosan, HCl, và hai sản phẩm semperfresh, trong một sự nỗ lực để làm chậm sự chuyển màu nâu của vỏ quả. Quả được đặt trong không khí khô, và được lưu trữ tại 2 hoặc 10°C với độ ẩm tương đối 90% từ 1-3 tuần. Tổng chất rắn hòa tan (TSS), nồng độ axit tritratable (TA), sự giảm khối lượng, acid ascorbic (TAA) và màu sắc vỏ quả được xác định trong thời gian lưu trữ. Trong quá trình lưu trữ, TSS thường tăng lên trong khi TA và TAA nói chung giảm (ngoại trừ đối với quả vải được xử lý bằng ascorbate). Hầu hết các phương pháp xử lý làm giảm khối lượng so với quả không được xử lý. Xử lý quả vải với các lớp phủ bao gồm Semperfresh, Semperfresh acid

(2% acid citric), xử lý bột Semperfresh Lychee (LTP) + acid citric và chitosan + HCl đôi khi màu sắc tươi sáng hơn, đỏ hơn so với quả vải ở lô đối chứng.

Có thể nói bảo quản quả vải bằng hóa chất là công nghệ bảo quản xử lý đơn giản, chi phí không cao và có tác dụng khá tốt trong quá trình bảo quản quả vải tươi nói riêng và rau quả nói chung, nhưng các sản phẩm sau bảo quản thường vẫn còn lưu lại mùi hóa chất, lượng hóa chất tồn dư phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm... nên khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Do vậy phương pháp này ngày càng ít được áp dụng trong thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 32 - 34)