KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 66 - 68)

- Tỷ lệ hao hụt khối lượng đều tăng ở tất cả các biện pháp xử lý sau 180 ngày bảo quản, tuy nhiên hao hụt khối lượng tăng không đáng kể so với 0 ngày bảo quản

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS, chúng tôi đi đến kết luận như sau:

- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến một số chỉ tiêu chất lượng của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Quả vải chín mức 2: chỉ số màu sắc L: 50,5 ÷ 51,5; tương đương với 2/3 diện tích vỏ quả có màu đỏ là thích hợp nhất để đảm bảo chất lượng quả vải thiều đạt mức cao ở tất cả các chỉ tiêu sau thời gian bảo quản bằng công nghệ CAS. Với

độ chín trên, các chỉ tiêu chất lượng sau 35 ngày bảo quản là: Chỉ số màu sắc L: 50,93. Chỉ số nâu hóa vỏ quả: 1,1 điểm. Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên: 0,08%. Độ cứng thịt quả: 2,41kg/cm2. Hàm lượng chất khô hòa tan: 18,68 %. Hàm lượng đường tổng số: 16,16%. Hàm lượng axit hữu cơ: 0,50%. Hàm lượng vitamin C: 42,10mg%.

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến một số chỉ tiêu chất lượng của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Quả vải ngâm dung dịch axit oxalic 0,5% (2 phút) + bảo quản bằng công nghệ CAS là thích hợp nhất, giúp giữ được chất lượng quả vải cao nhất sau một thời gian dài bảo quản. Với công thức xử lý trên, hao hụt khối lượng tự nhiên của quả là thấp nhất (0,07%), mức độ biến đổi màu sắc (L: 50,83) và tốc độ nâu hóa vỏ quả chậm nhất (1,7 điểm). Duy trì độ cứng thịt quả (2,41kg/cm2), hàm lượng chất khô hòa tan (18,61%), hàm lượng đường tổng số (16,10%), hàm lượng axit hữu cơ (0,42%), hàm lượng vitamin C (41,47mg%) trong quả là cao nhất sau 180 ngày bảo quản.

Công nghệ CAS có vai trò rất quan trọng trong việc giữ chất lượng quả vải vẫn ở mức cao sau một thời gian dài bảo quản.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở kết quả đã nghiên cứu, chúng tôi xin kiến nghị:

- Đưa quy trình: Quả vải chín mức 2 (chỉ số màu sắc L: 50,5 ÷ 51,5; tương đương với 2/3 diện tích vỏ quả có màu đỏ) vào thực tiễn bảo quản.

- Đưa quy trình: Quả vải ngâm dung dịch axit oxalic 0,5% (2 phút) + bảo quản bằng công nghệ CAS vào thực tiễn bảo quản.

- Độ chín thu hoạch thích hợp cho quả vải bảo quản bằng công nghệ CAS là lúc quả vải có chỉ số màu sắc L: 50,5 ÷ 51,5; tương đương với 2/3 diện tích vỏ quả có màu đỏ. Với thời gian nghiên cứu 35 ngày chưa thể đánh giá tính ưu việt của công nghệ

CAS, chính vì vậy cần nghiên cứu đánh giá chất lượng quả vải ở thời gian dài hơn nữa (6 tháng, 1 năm,…)

- Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp bảo quản trên các công thức xử lý khác nhau để tìm ra công thức xử lý đem lại hiệu quả tốt hơn nữa cho quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 66 - 68)