- Tỷ lệ hao hụt khối lượng đều tăng ở tất cả các biện pháp xử lý sau 180 ngày bảo quản, tuy nhiên hao hụt khối lượng tăng không đáng kể so với 0 ngày bảo quản
3.2.6. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng đường tổng số của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS
quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS
Chúng tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng đường tổng số của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS và thu được kết quả ở bảng 3.14.
Qua bảng 3.14 cho chúng ta thấy:
- Ở 0 ngày bảo quản, hàm lượng đường tổng số ở tất cả các công thức đều là 16,32% thì sau 180 ngày bảo quản, hàm lượng đường giảm xuống đạt 15,87% - 16,10%. Hàm lượng đường tổng số thấp nhất ở CT2.1 (15,87%) và cao nhất ở CT2.3 (16,10%). Giữa CT2.1, CT2.2, CT2.3 và CT2.4 khác nhau rõ rệt (p<0,05). Giữa CT2.1 và CT2.3 sai khác có ý nghĩa (p<0,05).
- Sau 180 ngày bảo quản, hàm lượng đường tổng số trong quả vải ở tất cả các công thức đều suy giảm rất ít và vẫn giữ được ở mức cao so với 0 ngày bảo quản (CT2.1 giảm 0,45%; CT2.2 giảm 0,41%, CT 2.3 giảm 0,22%; CT2.4 giảm 0,32%), điều này chứng tỏ công nghệ CAS có vai trò rất tốt trong việc duy trì hàm lượng đường tổng số trong quả vải thiều vẫn ở mức cao sau một thời gian dài bảo quản.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến hàm lượng đường
tổng số của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS
Đơn vị: %
CT Thời gian bảo quản (ngày)
0 30 60 90 120 150 180 2.1 16,32 16,21b 16,12c 16,04d 15,96d 15,93d 15,87d 2.2 16,32 16,22b 16,14bc 16,07c 16,01c 15,96c 15,91c 2.3 16,32 16,27a 16,13a 16,19a 16,16a 16,13a 16,10a 2.4 16,32 16,25a 16,19b 16,13b 16,08b 16,04b 16,00b CV% - 0,05 0,03 0,02 0,04 0,06 0,02 LSD0,05 - 0,02 0,02 0,01 0,02 0,03 0,04