Nghiên cứu bảo quản quả vải bằng phương pháp xử lý nhiệt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 31 - 32)

- Sự sản sinh etylen

1.2.2.2. Nghiên cứu bảo quản quả vải bằng phương pháp xử lý nhiệt

Phương pháp xử lý nhiệt cho quả vải tươi để bảo quản được tiến hành ngay sau khi thu hái và trước khi đưa quả vào bảo quản dài ngày. Việc xử lý này có tác dụng tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại có trên bề mặt quả cũng như bên trong vỏ quả. Phương pháp này có tác dụng tốt trong việc loại bỏ ruồi đục quả (sâu đầu quả) - nguyên nhân lớn nhất cản trở việc xuất khẩu quả vải tươi từ Việt Nam. Ngoài ra việc xử lý nhiệt cho quả sau thu hoạch cũng có tác dụng làm giảm sự mất nước từ quả, hạn

chế hoạt tính của các enzyme oxy hóa, do vậy hạn chế được hiện tượng nâu hóa vỏ quả trong bảo quản.

Quả vải tươi, ngay cả được bảo quản lạnh, khi đưa ra sử dụng cũng chỉ được một vài ngày. Để đảm bảo chất lượng, có thể sấy khô quả vải, sự thay đổi chất lượng của sản phẩm khô được phân tích về các thông số màu sắc, chất dinh dưỡng và độ cảm quan. Thời gian sấy khô kéo dài là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quả vải khô.

Việc xử lý nhiệt có thể tiến hành theo một trong 3 phương pháp sau: i) Xử lý bằng hơi nước nóng (VHT); ii) Xử lý bằng không khí nóng (HTFA); và iii) Xử lý bằng ngâm nước nóng (HWT).

Quả vải sau khi xử lý nhiệt nếu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp có thể bảo quản được 20-25 ngày mà vẫn giữ được màu sắc tự nhiên của vỏ, chất lượng quả tốt, hương vị tự nhiên còn nguyên vẹn. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp xử lý nhiệt là các sản phẩm sau khi bảo quản không có tồn dư của các chất bảo quản, lại không còn các loại vi sinh vật, nhất là sâu đầu quả... nên có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 31 - 32)