Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 47 - 48)

- Hàm lượng axit hữu cơ tổng số

3.1.1. Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

3.1.1. Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của quảvải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Màu sắc vỏ quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và khả năng tiêu thụ quả vải sau bảo quản. Khác với các loại quả khác, sự hóa nâu vỏ quả chính là dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự suy giảm về chất lượng quả vải. Sự biến màu nâu ở vỏ quả có thể xảy ra ngay từ những ngày đầu sau khi thu hoạch và bảo quản do sự mất nước của quả gây nên. Chúng tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến màu sắc vỏ quả (chỉ số L) của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS, kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến màu sắc vỏ quả

(chỉ số L) của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

CT Thời gian bảo quản (ngày)

0 7 14 21 28 35 1.1 51,53a 51,49a 51,41a 51,39a 51,33a 51,27a 1.2 51,08b 51,06b 51,03b 51,00b 50,97b 50,93b 1.3 49,86c 49,79c 49,72c 49,64c 49,56c 49,49c CV% 0,01 0,01 0,01 0,02 0,02 0,01 LSD0,05 0,02 0,02 0,03 0,02 0,03 0,02

Qua bảng 3.1 cho thấy:

- Ở 0 ngày bảo quản, màu sắc vỏ quả vải (chỉ số L) ở các độ chín thu hoạch khác nhau đạt 49,86 - 51,53, cao nhất ở CT1.1 (51,53) và thấp nhất ở CT1.3 (49,86). Giữa CT1.1, CT1.2 và CT1.3 khác nhau rõ rệt (p<0,05), giữa CT1.1 và CT1.3 sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

Qua kết quả thu được cho thấy, chỉ số L ở các độ chín thu hoạch khác nhau thì khác nhau, độ chín thu hoạch càng tăng thì chỉ số L càng giảm và ngược lại.

- Ở 35 ngày bảo quản, chỉ số L cao nhất ở CT1.1 (51,27) và thấp nhất ở CT1.3 (49,49). Giữa CT1.1, CT1.2 và CT1.3 khác nhau rõ rệt (p<0,05). Giữa CT1.1 và CT1.3 sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

- Sau 35 ngày bảo quản, chỉ số L giảm nhiều nhất ở CT1.3 (giảm 0,37) và giảm ít nhất ở CT1.2 (giảm 0,15) so với 0 ngày bảo quản.

Hình 3.1. Diễn biến màu sắc vỏ quả vải thiều (chỉ số L) theo thời gian bảo quản Qua hình 3.1 cho chúng ta thấy: Màu sắc vỏ quả vải thiều (chỉ số L) có xu hướng giảm ở tất cả các công thức, tuy nhiên tốc độ suy giảm màu sắc là khác nhau. Chỉ số L giảm nhanh nhất ở CT1.3, giảm chậm hơn ở CT1.1 và giảm chậm nhất ở CT1.2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 47 - 48)