Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 39 - 41)

bằng công nghệ CAS

- Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

2.2. Vật liệu nghiên cứu

Quả vải thiều trồng tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả vải được thu hái lúc sáng sớm và vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng xe lạnh

ngay trong ngày. Tiến hành lựa chọn để đảm bảo độ đồng đều về độ chín và loại bỏ các quả vải không đạt yêu cầu (nứt, sâu bệnh, vết cơ học,…).

Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, hóa chất: - Thiết bị, dụng cụ:

Hệ thống thiết bị công nghệ CAS: Bao gồm thành phần chính là thiết bị CAS (sinh ra năng lượng từ trường yếu) làm lạnh nhanh, tác động lên đối tượng nông sản, thực phẩm làm cho phân tử nước đóng băng nhưng không liên kết lại với nhau trong thời gian khoảng 30 phút, và nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -10oC đến -30oC (tùy mỗi loại nông sản phẩm) và kho đông lạnh hay tủ đông lạnh CAS. Sau khi đông lạnh nhanh bằng thiết bị CAS, quả vải được bảo quản trong tủ đông lạnh CAS (tủ Harmonic).

Máy đo màu, máy đo độ cứng, cân đo khối lượng, máy đo hàm lượng chất khô hòa tan, túi polypropylen, kéo, dụng cụ đục lỗ, bình tam giác, pipet, buret, cối sứ, giấy đánh dấu công thức,…

- Hóa chất: axit oxalic, axit citric, axit acorbic, HCl đặc, phenol, NaOH 20%, HCl 5%, Fehling A, Fehling B, Metyl xanh, NaOH 0,1N, HCl 2%,tinh bột 1%, Iot 0,01N.

2.3. Phương pháp thực nghiệm2.3.1. Bố trí thí nghiệm 2.3.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn CRD, mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần 10 quả vải.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch đến một số chỉ tiêu chất lượng của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

CT1.1: Quả vải chín mức 1 (chỉ số màu sắc L: 51,5 ÷ 52,5; tương đương với 1/3 diện tích vỏ quả có màu đỏ) + Bảo quản bằng công nghệ CAS

CT1.2: Quả vải chín mức 2 (chỉ số màu sắc L: 50,5 ÷ 51,5; tương đương với 2/3 diện tích vỏ quả có màu đỏ) + Bảo quản bằng công nghệ CAS

CT1.3: Quả vải chín mức 3 (chỉ số màu sắc L: 49,5 ÷ 50,5; tương đương với 100% diện tích vỏ quả có màu đỏ) + Bảo quản bằng công nghệ CAS

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý đến các chỉ tiêu chất lượng của quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS

CT2.1: Quả vải rửa nước sạch + bảo quản bằng công nghệ CAS (đối chứng) CT2.2: Quả vải ngâm dung dịch axit acorbic 0,5% (2 phút) + bảo quản bằng công nghệ CAS

CT2.3: Quả vải ngâm dung dịch axit oxalic 0,5% (2 phút) + bảo quản bằng công nghệ CAS

CT2.4: Quả vải ngâm dung dịch axit citric 0,5% (2 phút) + bảo quản bằng công nghệ CAS

2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

- Màu sắc vỏ quả

Xác định màu sắc vỏ quả bằng máy đo màu cầm tay CR 3000 (Nhật Bản). Xác định thông qua các chỉ số: L, a, b

Trong đó:

L: Chỉ số thể hiện độ sáng của vỏ quả có trị số từ đen (0) đến trắng (100) a: Chỉ số thể hiện dải màu xanh lá cây (-60) đến đỏ (+60)

b: Chỉ số thể hiện dải màu xanh nước biển (-60) đến vàng (+60)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ chín thu hoạch và một số biện pháp xử lý đến chất lượng quả vải thiều bảo quản bằng công nghệ CAS (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w