Xây dựng các chương trình đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 70 - 75)

II. NHÓM GIẢI PHÁP TỪ PHÍA BẢN THÂN DOANH NGIHỆP 1 Giải pháp về nhận thức

4. Xây dựng các chương trình đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và đạo đức của bản thân những người chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả khi người quản lý thông suốt được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh thì họ cũng cần sự thực hiện chuẩn xác của các nhân viên cấp dưới tuân theo những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đó. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng trong nội bộ các chương trình đạo đức kinh doanh. Các chương trình triển khai đạo đức kinh doanh là hệ thống các hoạt động nhằm biến những giá trí, những các quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức kinh doanh thành nhận thức chung, phổ biến, thống nhất của mọi thành viên và nhằm hỗ trợ cho các thành viên trong việc vận dụng vào hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Chương trình đạo đức không chỉ nhằm điều chỉnh thái độ hành vi của nhân viên, mà còn quy định về các chuẩn mực nghề nghiệp chuyên môn. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo

đức kinh doanh đưa ra. Doanh nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức, và không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức. Xây dựng và phát triển đạo đức trong doanh nghiệp là cả một quá trình, đòi hỏi sự tận tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Giải pháp này gồm 4 bước cơ bản, tạo thành một chu trình vòng tròn vận động không ngừng mà doanh nghiệp cần thực hiện:

- Bước 1 - Xây dựng chương trình đạo đức kinh doanh

Doanh nghiệp lập ra một ban chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đạo đức cho doanh nghiệp. Ban này cần có sự tham gia và chịu trách nhiệm của ban giám đốc hoặc các nhà quản lý cao cấp. Trong chương trình đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp đề ra các nguyên tắc, quy định phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, với văn hóa, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp; và và các quy tắc mà doanh nghiệp đã thông qua nhằm đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã cam kết. Các nguyên tắc, quy định cần phải rõ ràng, cụ thể, cần cho nhân viên biết rõ hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tự thiết kế xây dựng, biên soạn ra bộ chương trình đạo đức của riêng mình; hoặc có thể sử dụng các chương trình đạo đức của quốc tế như: hệ thống quy tắc ứng xử (Code of Conduct) hay hệ thống quản lý chất lượng.

- Bước 2 - Phổ biến chương trình đạo đức

Doanh nghiệp phổ biến bản quy định, quy tắc cho tất cả các nhân viên, các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết... để đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chấp nhận và thực hiện theo. Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau: thông qua các chương trình đào tạo, các buổi gặp mặt truyền thống, các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhân viên. Hoặc đơn giản và cụ thể hơn là biên soạn thành những tài liệu chính thức và có thể giúp các thành viên trong công ty sử dụng như: cẩm nang kỹ thuật, sổ tay chất lượng, sổ tay đạo đức nghề nghiệp, cẩm nang hướng dẫn đạo đức…Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại khác như băng hình, đĩa CD, VCD, trang web…

- Bước 3: Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức

Trước hết, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những quy định của chương trình đạo đức đầu tiên. Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp hành động vi phạm thì không thể tạo ra và phát triển một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải hướng dẫn nhân viên thực hiện theo những quy định đã được đề ra. Bản quy định về đạo đức cần trở thành đạo đức nghề nghiệp của mọi nhân viên, trở thành một bộ phận của văn hóa công ty.

Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các nguyên tắc, quy định của các thành viên đạt tới đâu. Trong quá trình đánh giá, cần có mức thưởng công bằng đối với những người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những người làm chưa tốt.

Doanh nghiệp cần phải cam kết phục vụ khách hàng tốt hơn, quan tâm tới đời sống nhân viên hơn, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng hơn nữa...Tất cả những hoạt động đó cần được duy trì và phát triển gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.

* * *

Tóm lại, bất kì một giải pháp nào nếu đứng riêng lẻ cũng sẽ không thể phát huy được tác dụng mong muốn. Đặc biệt đối với vấn đề đạo đức kinh doanh với quy mô tổng quát, vừa là vấn đề riên của mỗi doanh nghiệp, vừa là vấn đề chung của toàn xã hội. Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hợp tác chặt chẽ, cùng nhau tiến hành các giải pháp một cách đồng bộ và nghiêm túc. Chỉ có vậy, việc xây dựng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp mới theo định hướng đúng đắn và trở nên hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Đỗ Minh Cương (2001). Văn hóa và triết lý kinh doanh. NXB Chính trị Quốc Gia

[2]. PGS. TS. Tô Xuân Dân, PTS. Vũ Chí Lộc (1997). Lý thuyết & Thực tiễn Quan hệ kinh tế quốc

tế. NXB Thống kê

[3]. Dương Thị Bích Liễu (2006). Văn hóa kinh doanh. NXB Đại học Kinh tế quốc dân

[4]. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân (2007). Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty. NXB Đại học Kinh tế quốc dân

[5]. GS. TS. Võ Thanh Thu (2003). Quan hệ kinh tế quốc tế. NXB Thống kê [6]. Phạm Quốc Toản (2002). Đạo đức kinh doanh. NXB Thống kê

[7]. Tập thể tác giả trường Đại học Ngoại Thương (2000). Giáo trình Marketing lý thuyết. NXB Giáo Dục.

[8]. Robbins, Coulter, Bergman & Stagg (2003). Quản trị học. Khoa QTKD, ĐH Ngoại thương dịch từ Management 3rd Edition. NXB Prentice Hall.

[9]. International Labour Organization (2008). An toàn – Vệ sinh Lao động trong sản xuất cơ khí. NXB Lao Động Xã Hội.

[10]. Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ (2008). Giáo trình Bảo Việt Lập nghiệp. Công ty Cổ phần in Tổng hợp LIKSIN.

[11]. Trương Thị Lan Anh. Tường trình từ Hội nghị Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp châu Á

năm 2008. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 47/2008

[12]. Quang Chung. Xử lý Vedan:Phải chọn lựa!. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 47/2008

[13]. Thanh Danh. Chấp nhận chuyển dịch nhân sự. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 46/2008

[14]. Ths. Lưu Minh Đức. Doanh nghiệp: Vì lợi nhuận hay là một công dân?. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 44/2008

[15]. Ths. Lưu Minh Đức. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Thế nào là đủ?. Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 45/2008

[16]. Mai Hương. Môi trường làm việc xấu!. Lao Động số 60 Ngày 19/03/2009

[17]. Kỳ Quan. Đình công ở Long An: Thách thức ngày càng lớn. Lao Động số 4 Ngày 06/01/2009 [18]. Dương Trung Quốc. Đạo Kinh doanh của Doanh nghiệp Việt. Báo Kinh doanh và Tiếp thị năm 2007

[19]. Nguyễn Thị Hồng Nhung. Văn hóa và đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam:

Thực trạng và giải pháp. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương. 2008

[20]. Bamboo Tra từ: Hệ thống từ điển chuyên ngành mở.

http://tratu.baamboo.com/

[21]. TS. Nguyễn Quang A. Đạo đức kinh doanh? . Báo điện tử Lao động ngày 02/11/2008 http://www.laodong.com.vn/Home/Dao-duc-kinh-doanh/200811/112447.laodong

[22]. Đình Cung. An toàn cho vài người,Hiểm họa cho triệu người. Báo điện tử Vietnamnet ngày 27/05/2007.

http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2007/05/699414/

[23]. Lâm Danh. Hoạt động của các khu công nghiệp, làng nghề đang gây ô nhiễm nghiêm trọng .Báo Công An nhân dân và An ninh thế giới online ngày 14/11/2008

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2008/11/67779.cand

[24]. TS. Bùi Thị Thanh Hà. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn

Hà Nội. Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 05/11/2008

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=14350272&news_ID=51163096

[25]. Thúy Hải. Doanh nghiệp với trách nhiệm cộng đồng - Bắt đầu từ tấm lòng. Báo Sài Gòn giải phóng Online ngày 14/02/2009.

http://sggp.org.vn/kinhte/2009/2/181116/

[26]. Quảng Hạnh. Sữa "siêu" nghèo đạm: Tội ác vô tình, niềm tin chết yểu. Báo điện tử Vietnamnet ngày 09/02/2009 .

http://vietnamnet.vn/bvkh/2009/02/827801/

[27]. Quang Hòa. Ô nhiễm hạt nix ở Hyundai Vinashin: "Kẻ giết người thầm lặng". Báo điện tử Việt báo ngày 05/11/2007

http://www.vietbao.vn/Xa-hoi/O-nhiem-hat-nix-o-Hyundai-Vinashin-Ke-giet-nguoi-tham-lang/40226739/157/

[28]. Thu Hòa. Công đoàn không can thiệp vì... sợ mất việc. Báo điện tử Vietnamnet ngày 11/02/2009.

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/02/828230/

[29]. Phạm Huyền. Loạn thực phẩm. Báo điện tử An Ninh Thủ Đô ngày 13/09/2008. http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=32145&ChannelID=122

[30]. Phạm Mai. Lao động thiệt vì DN dây dưa bảo hiểm. Báo điện tử Đất Việt ngày 02/10/2008

http://www.baodatviet.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=16259

[31]. Phan Mai. Giá xăng giảm nhỏ giọt: Do bất chấp đạo đức kinh doanh?. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Online ngày 16/11/2008.

[32]. Song Nhi. Có “quyền” mà không được dùng. Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 17/03/2009.

http://dddn.com.vn/2009031710013485cat97/co-quyen-ma-khong-dung-duoc.htm

[33]. L. Nguyên. Nợ đóng BHXH: 2.000 tỷ đồng. Báo Sài Gòn giải phóng ngày 28/03/2009.

http://sggp.org.vn/kinhte/2009/3/181116/

[34]. Tô Phán. Làm giá là tội ác. Báo điện tử Lao động ngày 11/11/2008. http://www.laodong.com.vn/Home/Lam-gia-la-toi-ac/200811/113990.laodong

[35]. Hoàng Hữu Phước. Đạo đức kinh doanh cũng là tài sản doanh nghiệp. Báo Sài Gòn tiếp thị online ngày 10/10/2008.

http://sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=41619&fld=HTMG/2008/1009/41619 [36]. Quốc Phương. Đình công ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. BBC Việt Ngữ ngày 08/08/2008.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080807_ilo_director.shtml

[37]. Võ Văn Tạo . Kiến thức kinh tế môi trường cho cán bộ quản lý. Báo Tuổi trẻ online ngày 11/02/2009

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=301186&ChannelID=119

[38]. Anh Thoa. Xây dựng Đảng trong doanh nghiệp tư nhân: Vì mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Báo điện tử Sài Gòn giải phóng ngày 18/03/2009

http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2009/3/184049/

[39]. Quang Thiện. Phản bội cộng đồng, doanh nghiệp tự kết liễu mình. Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 29/09/2008.

http://vneconomy.vn/home/20080929011048587P0C5/phan-boi-cong-dong-doanh-nghiep-tu-ket-lieu- minh.htm

[40]. Ths. Nguyễn Thị Thu Trang. Trách nhiệm xã hội của doanh ngihệp. Báo điện tử doanhnhan360.com ngày 24/08/2008

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Cuoc-song-360/Tu-thien- 360/Trach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep/

[41]. Thế Vinh. Tìm chuẩn mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Báo điện tử Thể thao văn hóa ngày 13/02/2009.

http://www.thethaovanhoa.vn/132N20090213110556378T14/Tim-chuan-moi-ve-trach-nhiem-xa-hoi-cua- doanh-nghiep.htm

[42]. Hoàng Yến. Dược phẩm giá cao gấp 300% so với giá gốc. Báo điện tử Báo mới ngày 06/12/2008

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.sggp.org.vn/Duoc-pham-Gia-cao-gap-300-so-voi-gia- goc/2556765.epi

[43]. Trang dữ liệu pháp luật điện tử CSR Law Database

http://csr.vn/index

[44]. Trang thông tin điện tử Tập đoàn Bảo Việt.

Tiếng Anh

[45]. Charles W. L. Hill, and Gareth R. Jones (2001). Strategic Management. Houghton Mifflin Company.

[46]. Philip Kotler (2002). Marketing Management, Millenion Edition (Tenth Edition). Pearson Custom Publishing

[47]. International Labour Organization (2008). Labour and Social Trends in ASEAN 2008 - Driving

Competitiveness and Prosperity with Decent Work. Regional Office for Asia and the Pacific

[48]. Houghton Mifflin Company. American Heritage Dictionary 4th Edition (2008).

[49]. Milton Friedman, The Social Responsibility of Business is to Increase Its Profits. The New York Times Magazine 13/09/1970

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w