Cho học sinh sinh viên và người dân nói chung

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 62 - 63)

I. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ 1 Nguyên nhân cần sự tham gia của Chính phủ

2. Giải pháp hỗ trợ

2.3.3. Cho học sinh sinh viên và người dân nói chung

Ý thức cộng đồng và ý thức bảo vệ quyền lợi của người dân rất thấp. Người dân Việt Nam nói chung không nhận thức được, thậm chí không biết đạo đức kinh doanh hay THXH của doanh nghiệp là gì? Trong khi đó, tác động của dư luận là rất lớn. Nhiều trường hợp khi luật pháp không quy định chặt chẽ, và không thể buộc tội vi phạm cho doanh nghiệp, chính luồng dư luận lại có sức mạnh khiến doanh nghiệp phải có hành động đền bù. Do đó, cần phổ biến thêm về kiến thức cho người dân, để họ nhận thức được quyền lợi của mình bằng cách thực hiện các chương trình truyền thông, quảng cáo phi lợi nhuận. Điều này rất phổ biến ở các nước phát triển, và hiện nay được áp dụng cả ở các nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc. Các đài truyền hình, truyền thanh ở nước ta vẫn thuộc sở hữu nhà nước, do đó, Chính phủ có thể chỉ đạo các đài dành một tỷ lệ nhất định trong thời lượng quảng cáo hàng ngày miễn phí cho các mục tiêu công cộng.

Một khía cạnh rất quan trọng khác là công tác giáo dục đào tạo cho học sinh sinh viên. Thế hệ trẻ chính là lực lượng doanh nhân tương lai của đất nước. Do đó, giáo dục ngay từ trên ghế nhà trường là một cách đầu tư và đào tạo đúng đắn nhất. Ở cấp học sinh, có thể đưa nội dung đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội lồng ghép vào môn học Giáo dục công dân, nhằm đưa ra cách nhìn tổng quan nhất. Ở cấp đại học, do sự phân hóa tính chất giữa các trường, nên thường chỉ có các trường kinh tế mới đưa nội dung đạo đức kinh doanh vào giảng day. Tuy nhiên, công tác đào tạo đại học ở Việt Nam nói chung còn chưa toàn diện. Trường đại học là nơi tập trung giáo dục về mặt kiến thức, trí tuệ cho sinh viên; thông qua đó tác động đến mặt nhận thức, giúp phát triển tâm hồn của các công dân Việt trẻ tuổi theo hướng cao đẹp, có đạo đức. Mặt kiến thức thì phải đảm bảo hai yếu tố: lý thuyết và thực hành. Nhưng ở các trường đại học Việt Nam mới chủ yếu giảng dạy phần lý thuyết, mà thiếu công tác đào tạo thực hành. Đặc biệt khi nội dung giảng dạy liên quan đến đạo đức kinh doanh. Các trường đại học mới dừng ở mức dạy nghiệp vụ, kỹ

thuật kinh doanh chứ không dạy về cách ứng xử, giao tiếp trong hoạt động kinh doanh, chứ chưa nói tới cách giải quyết vấn đề kinh doanh một cách có đạo đức. Trong khi đó, thực tiễn kinh doanh thì có rất nhiều tình huống, liên quan tới nhiều đối tượng khác nhau. Để thành công trong tương lai, ngoài sự nỗ lực của bản thân sinh viên, thì rất cần có sự giúp đỡ, định hướng của thầy cô giáo. Do đó, các giảng viên nên dành thời gian chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh mà giảng viên đã có cơ hội tiếp xúc. Giờ giảng dạy trên lớp nên dành thêm nhiều thời lượng cho hoạt động tranh luận, nghiên cứu “case study” liên quan tới thực tế kinh doanh. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức các đợt thực tập, kiến tập cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu được việc áp dụng khái niệm đạo đức kinh doanh ở một doanh nghiệp Việt Nam là như thế nào. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn và các hiệp hội tại trường và liên trường của sinh viên cũng cần tăng cường công tác hỗ trợ. Các tổ chức này cần kết hợp với nhà trường, các doanh nghiệp để giúp tu dưỡng đạo đức cho sinh viên, giới thiệu cho sinh viên về những kiến thức xã hội, tổ chức các lễ hội, chương trình hội thảo… Có như vậy thì sinh viên các ngành kinh tế nói riêng, và sinh viên Việt Nam nói chung – thế hệ doanh nhân tương lai của đất nước - mới nhận thức được mục đích đích thực của công việc kinh doanh không phải vì lợi nhuận, mà là đem lại sự phát triển kinh tế bền vững cho đất nước, giúp cho bản thân mình và tất cả mọi người cùng có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w