Tăng cường đầu tư cho chiến lược đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 68 - 70)

II. NHÓM GIẢI PHÁP TỪ PHÍA BẢN THÂN DOANH NGIHỆP 1 Giải pháp về nhận thức

2. Tăng cường đầu tư cho chiến lược đạo đức kinh doanh

Một chiến lược đạo đức kinh doanh là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp hình thành một đạo đức kinh doanh lành mạnh và mang tính chuyên nghiệp. Đạo đức kinh doanh sẽ chắc chắn mang đến sự giàu có thịnh vượng cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh độc đáo của đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp: bảo hiểm và đầu tư.

Khía cạnh bảo hiểm của đạo đức kinh doanh được phát huy khi doanh nghiệp gặp một sự kiện bất ngờ, ví dụ như các sự kiện tiêu cực và rắc rối như kiện tụng với khách hàng, hay liên quan tới pháp luật như các hình phạt, án phạt, các thể chế của chính phủ... Rõ ràng, nếu một công ty được đánh giá là có đạo đức kinh doanh kém thì hoạt động kinh doanh của họ sẽ tụt dốc một cách nhanh chóng khi gặp phải một sự kiện tiêu cực, và ngược lại, khi công ty có một danh tiếng tốt về đạo đức kinh doanh, các chỉ số kinh doanh của công ty sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Khi có một điều gì xấu xảy ra (ví dụ như đơn kiện của khách hàng hoặc hình phạt của chính phủ) đối với một công ty được đánh giá là có đạo đức kinh doanh tốt, các nhà đầu tư sẽ kết luận rằng công ty đó chỉ phạm sai lầm và chắc chắn có thể làm tốt hơn vào lần sau, rằng không có điều gì xấu về mặt cơ cấu tổ chức trong công ty hoặc không có điều gì phải lo lắng. Nhưng nếu công ty đó không có đạo đức kinh doanh hay THXH, thì khách hàng của công ty có thể tẩy chay sản phẩm, các nhà cung cấp có thể từ chối làm nguồn cung, các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán sẽ rút lại hỗ trợ tài chính và làm cho giá cổ phiếu của công ty tụt thảm hại. Như vậy, mức độ ảnh hưởng của các sự kiện tiêu cực còn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có đạo đức kinh doanh ở mức nào. Thật vậy, những công ty có đạo đức kinh doanh tốt thì sau cùng bao giờ cũng phát triển. Đầu tư vào đạo đức kinh doanh sẽ phát huy tính hữu ích nhất là khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Khía cạnh đầu tư của đạo đức kinh doanh thể hiện ở việc doanh nghiệp sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nhờ vào xây dựng chiến lược đạo đức kinh doanh đúng đắn. Trong tiến trình hội nhập như hiện nay, vấn đề cạnh tranh luôn được nhắc tới nhiều nhất. Chúng ta sẽ lấy ví dụ về việc cạnh tranh trong tuyển dụng nguồn nhân lực, nhân tố nào giúp cho các doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng nhất.

Thông qua bảng 4 dưới đây về “Các nhân tố quan trọng nhất để tuyển dụng được nguồn nhân lực

chất lượng” có thể thấy, ngoài yếu tố danh tiếng tốt thì tất cả các yếu tố còn lại đều nằm trong bao quát

của vấn đề đạo đức kinh doanh. Mà như chúng ta đã phân tích, danh tiếng tốt hay thương hiệu, về bản chất trong thời đại hiện nay cũng chính là niềm tin vào đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói, có một đạo đức kinh doanh lành mạnh là doanh nghiệp đã chiếm được thế cạnh tranh lớn để tuyển

dụng được nguồn nhân lực tài năng nhất. Đây chính là tiền đề cơ bản nhất để phát triển một doanh nghiệp, bởi suy cho cùng, con người chính là nhân tố quyết định trong bất kì một vấn đề nào.

Bảng 3 - Các nhân tố quan trọng nhất để tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng

Năm: 2007 Đơn vị: %

Nhân tố Nước Trung Quốc Ấn Độ Hàn Quốc Malaysia

Danh tiếng tốt 53.1 31.8 36.7 20.4

Mức lương cạnh tranh 28.6 41.2 14.4 43.9

Phúc lợi liên quan 8.2 1.2 5.8 19.4

Chính sách đãi ngộ với gia

đình 0.0 8.2 6.5 0.0

Cơ hội nghề nghiệp 9.2 11.8 18.7 12.2

Điều kiện làm việc tốt 1.0 5.9 15.1 4.1

Các nhân tố khác 0.0 0.0 2.0 0.0

Nguồn: Điều tra thực tế về môi trường làm việc của ILO [47].

Ngoài ra, khi đầu tư vào đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể cùng lúc đạt được mục tiêu lợi nhuận nhờ biết khai thác các cơ hội. Đạo đức kinh doanh và THXH không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được. Đây là một kinh nghiệm mà nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới đã chứng minh.Ví dụ xu hướng tiêu dùng những sản phẩm sạch và xanh, dùng phương tiện giao thông an toàn và ít ô nhiễm đang tạo ra thị trường tiềm năng cho nhiều sản phẩm mới. Thành công của Toyota trên thị trường xe động cơ hybrid (xe chạy điện và xăng) hay của TRW trên lĩnh vực thiết bị an toàn trong xe hơi đều xuất phát từ việc lấy mục tiêu an toàn của người tiêu dùng và môi trường làm chiến lược kinh doanh. Motorola thường xuyên có những đột phá về kỹ thuật vì công ty luôn chủ động đầu tư vào các chương trình đào tạo và chăm sóc đời sống cho nhân viên. Những năm đầu thập niên 1990, Proctor & Gamble đã đi tiên phong và gặt hái nhiều thành công nhờ chiến lược tiếp thị các sản phẩm có thành phần và bao bì không gây hại môi trường. Các sản phẩm “xanh” đã thành thời thượng ngay sau đó. Công ty 3M khởi xướng chương trình giảm ô nhiễm 3P (Pollution Prevention Pays) ngay từ những năm 1970 nên đã tiết kiệm rất nhiều chi phí về sau khi các vấn đề về môi trường được áp đặt bằng luật lệ.

Như vậy qua đây có thể thấy, giải pháp đầu tư cho chiến lược đạo đức kinh doanh sẽ là một ý tưởng đúng đắn để đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cụ thể là việc đầu tư cho điều kiện làm việc của người lao động, tạo bầu không khí cởi mở cho công ty thông qua các cuộc đi chơi dã ngoại, hoạt động tập thể ở donah nghiệp; phát triển các chương trình bảo vệ môi trường hay tăng cường bảo vệ khách hàng vào chiến dịch kinh doanh của công ty…. Xem đạo đức và THXH là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w